Vualambao
Từ ngày 01/01/2013, phí giao thông sẽ thu trên đầu phương tiện ôtô, xe máy thay cho thu trong giá xăng. Như vậy, trên đầu một phương tiện ô tô, xe máy - những phương tiện giao thông chủ yếu nhất của người dân VN hiện đang phải gánh từ 13 - 14 khoản thuế, phí, lệ phí. Liệu các khoản thu này đã hợp lý và hợp pháp?
Trên đầu một phương tiện ô tô, xe máy - những phương tiện giao thông chủ yếu nhất của người dân VN hiện đang phải gánh từ 13 - 14 khoản thuế, phí, lệ phí
Thông thường, một phương tiện giao thông của tổ chức hay cá nhân, người chủ sở hữu và sử dụng chúng suy cho cùng phải trả tiền cho 4 thứ chủ yếu sau đây: Giá mua, gồm phần trả cho nhà sản xuất, thuế Giá trị gia tăng, nếu là nhập khẩu thì có thể gồm cả thuế nhập khẩu cho người cung cấp; các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế… khi sử dụng; Thuế (hay Lệ phí) Trước bạ trả cho nhà nước để được xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản; phí đăng ký, cấp biển số…Thuế Tiêu thụ đặc biệt do quá trình sử dụng gây ra ngoại ứng tiêu cực (tiếng ồn, ô nhiễm môi trường…); Phí giao thông trả cho việc sử dụng cầu, phà, đường sá…
Nhìn lại, ở Việt Nam chúng ta các khoản mà người sở hữu, sử dụng phương tiện giao thông không những trả đủ, không sót một khoản nào, mà ngược lại, “vượt” không hề ít. Rất dễ nhận ra những khoản “vượt” đó.
Thứ nhất, đó là khoản thu cấp biển số của một số thành phố lớn: Phải khẳng định, sau khi chủ sở hữu nộp Thuế trước bạ, việc đăng ký, cấp biển số là của cơ quan nhà nước là để quản lý tài sản, phương tiện. Nếu chủ sở hữu phải nộp tiền cho việc này thì chỉ là nộp phí (vâng, chúng tôi nhấn mạnh chữ “phí”), tức là để trả cho những chi phí trực tiếp làm ra tờ đăng ký và các tấm biển số (xe máy: 1 tấm, ô tô: 2 tấm). Thử hỏi, với thời giá hiện hành, chi phí để làm ra tờ đăng ký với các tấm biển số là bao nhiêu mà chủ xe máy phải nộp 2 triệu đồng, còn ô tô tới 20 triệu đồng? Một thợ sơn gò lành nghề cho biết, một tấm biển số tối đa không quá 150 nghìn đồng, đó là chưa kể làm công nghiệp hàng loạt; còn chi phí cho một tờ đăng ký xe cũng không quá 100 nghìn đồng. Từ đó cho thấy, chi phí cấp đăng ký và biển số xe máy tối đa là 250 nghìn đồng, ô tô là 400 nghìn đồng. Vậy, các thành phố thu cao thì chênh lệch đó là khoản thu gì? Theo qui định pháp luật nào? Chúng được sử dụng cho việc gì?
Thứ hai, lệ phí trước bạ: Ở nhiều quốc gia và ngay cả Việt Nam trước đây qui định, đây là một loại thuế - Thuế trước bạ. Nhà nước thu khoản này là để chi phí cho việc xác lập quyền sở hữu tài sản (ghi vào sổ sách quản lý của nhà nước) và bảo vệ quyền sở hữu tài sản đó cho các chủ sở hữu. Cụ thể, số tiền thu được dùng để trang trải các chi phí quản lý và bảo vệ tài sản cho chủ sở hữu, như ghi chép, theo dõi quản lý tài sản (trước bạ), nuôi các lực lượng công an, tòa án để giữ gìn, bảo vệ quyền sở hữu tài sản…
Về phía chủ sở hữu, nộp khoản này là trả chi phí cho việc nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền hợp pháp về tài sản cho họ. Vì thế, ở một số nước tiên tiến, nếu tài sản đã nộp thuế trước bạ không may bị mất, sau một thời hạn nhất định theo luật qui định mà chưa tìm thấy, nhà nước phải trích công quỹ để bồi thường cho chủ sở hữu. Ở Việt Nam hiện nay, mức lệ phí trước bạ 5% đối với xe máy và 10% đối với ô tô là không hề thấp (đối với bất động sản chỉ 2%). Có lẽ chúng đã được tính toán khá kỹ để đủ trang trải cho tất cả các chi phí có liên quan đến xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho chủ sở hữu ô tô và xe máy. Vậy các thành phố lớn tự ý nâng mức thu lên gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi, thì căn cứ pháp lý ở chỗ nào? Trong khi trên thực tế chính ở những nơi này quyền sở hữu tài sản được bảo vệ yếu hơn cả (xe máy bị mất rất nhiều, ô tô thì bị mất vặt phụ tùng…);
Thứ ba, đối với mức thu Lệ phí trước bạ ô tô xe máy khi sang tên đổi chủ: Như đã phân tích ở trên, chủ sở hữu đầu tiên đã nộp đầy đủ mức Lệ phí trước bạ mới được đăng ký. Vậy là, bất cứ phương tiện giao thông nào khi đăng ký mới đều đã nộp cho nhà nước đủ số tiền để xác lập và bảo vệ quyền sở hữu của tài sản đó. Giờ đây, sang tên đổi chủ mới lại thu thêm Lệ phí trước bạ lần nữa (và nếu nhiều lần sang tên đổi chủ thì rất nhiều lần nộp lệ phí trước bạ), nhưng thử hỏi, chi phí của nhà nước bỏ ra để xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản đó có tỷ lệ thuận với số lần mà chúng được sang tên đổi chủ không? Rõ ràng là không! Vậy, thu Lệ phí trước bạ nhiều lần với mức thu như cũ là không hợp lý. Nên chăng, chỉ thu lệ phí cho phần ghi sổ, xác lập quyền sở hữu của chủ mới, còn phần chi phí để bảo vệ quyền sở hữu tài sản thì không hề tăng và chủ đầu tiên đã nộp đầy đủ, không thể thu thêm.
Từ thực tế trên đây, chúng tôi có một số kiến nghị sau đây: Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… nên nghiêm túc xem lại và bỏ ngay các khoản thu về tiền cấp biển số xe máy 2 triệu đồng, ô tô 20 triệu đồng; Cùng các thành phố lớn và các địa phương khác không được tự ý qui định mức Lệ phí trước bạ ô tô, xe máy cao hơn mức chung của cả nước; Lệ phí trước bạ khi sang tên đổi chủ ô tô xe máy cần phải được tính toán lại cho thỏa đáng hơn. Theo chúng tôi, mức hợp lý chỉ là 0,5 đến 1% trên giá trị hiện tại của tài sản; Nhà nước nên sớm sửa đổi Lệ phí trước bạ thành Thuế trước bạ để đảm bảo tầm quan trọng và tính pháp lý cao của khoản thu này.
PGS. TS Phan Duy Minh
Học viện Tài chính
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
Từ ngày 01/01/2013, phí giao thông sẽ thu trên đầu phương tiện ôtô, xe máy thay cho thu trong giá xăng. Như vậy, trên đầu một phương tiện ô tô, xe máy - những phương tiện giao thông chủ yếu nhất của người dân VN hiện đang phải gánh từ 13 - 14 khoản thuế, phí, lệ phí. Liệu các khoản thu này đã hợp lý và hợp pháp?
Trên đầu một phương tiện ô tô, xe máy - những phương tiện giao thông chủ yếu nhất của người dân VN hiện đang phải gánh từ 13 - 14 khoản thuế, phí, lệ phí
Thông thường, một phương tiện giao thông của tổ chức hay cá nhân, người chủ sở hữu và sử dụng chúng suy cho cùng phải trả tiền cho 4 thứ chủ yếu sau đây: Giá mua, gồm phần trả cho nhà sản xuất, thuế Giá trị gia tăng, nếu là nhập khẩu thì có thể gồm cả thuế nhập khẩu cho người cung cấp; các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế… khi sử dụng; Thuế (hay Lệ phí) Trước bạ trả cho nhà nước để được xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản; phí đăng ký, cấp biển số…Thuế Tiêu thụ đặc biệt do quá trình sử dụng gây ra ngoại ứng tiêu cực (tiếng ồn, ô nhiễm môi trường…); Phí giao thông trả cho việc sử dụng cầu, phà, đường sá…
Nhìn lại, ở Việt Nam chúng ta các khoản mà người sở hữu, sử dụng phương tiện giao thông không những trả đủ, không sót một khoản nào, mà ngược lại, “vượt” không hề ít. Rất dễ nhận ra những khoản “vượt” đó.
Thứ nhất, đó là khoản thu cấp biển số của một số thành phố lớn: Phải khẳng định, sau khi chủ sở hữu nộp Thuế trước bạ, việc đăng ký, cấp biển số là của cơ quan nhà nước là để quản lý tài sản, phương tiện. Nếu chủ sở hữu phải nộp tiền cho việc này thì chỉ là nộp phí (vâng, chúng tôi nhấn mạnh chữ “phí”), tức là để trả cho những chi phí trực tiếp làm ra tờ đăng ký và các tấm biển số (xe máy: 1 tấm, ô tô: 2 tấm). Thử hỏi, với thời giá hiện hành, chi phí để làm ra tờ đăng ký với các tấm biển số là bao nhiêu mà chủ xe máy phải nộp 2 triệu đồng, còn ô tô tới 20 triệu đồng? Một thợ sơn gò lành nghề cho biết, một tấm biển số tối đa không quá 150 nghìn đồng, đó là chưa kể làm công nghiệp hàng loạt; còn chi phí cho một tờ đăng ký xe cũng không quá 100 nghìn đồng. Từ đó cho thấy, chi phí cấp đăng ký và biển số xe máy tối đa là 250 nghìn đồng, ô tô là 400 nghìn đồng. Vậy, các thành phố thu cao thì chênh lệch đó là khoản thu gì? Theo qui định pháp luật nào? Chúng được sử dụng cho việc gì?
Thứ hai, lệ phí trước bạ: Ở nhiều quốc gia và ngay cả Việt Nam trước đây qui định, đây là một loại thuế - Thuế trước bạ. Nhà nước thu khoản này là để chi phí cho việc xác lập quyền sở hữu tài sản (ghi vào sổ sách quản lý của nhà nước) và bảo vệ quyền sở hữu tài sản đó cho các chủ sở hữu. Cụ thể, số tiền thu được dùng để trang trải các chi phí quản lý và bảo vệ tài sản cho chủ sở hữu, như ghi chép, theo dõi quản lý tài sản (trước bạ), nuôi các lực lượng công an, tòa án để giữ gìn, bảo vệ quyền sở hữu tài sản…
Về phía chủ sở hữu, nộp khoản này là trả chi phí cho việc nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền hợp pháp về tài sản cho họ. Vì thế, ở một số nước tiên tiến, nếu tài sản đã nộp thuế trước bạ không may bị mất, sau một thời hạn nhất định theo luật qui định mà chưa tìm thấy, nhà nước phải trích công quỹ để bồi thường cho chủ sở hữu. Ở Việt Nam hiện nay, mức lệ phí trước bạ 5% đối với xe máy và 10% đối với ô tô là không hề thấp (đối với bất động sản chỉ 2%). Có lẽ chúng đã được tính toán khá kỹ để đủ trang trải cho tất cả các chi phí có liên quan đến xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho chủ sở hữu ô tô và xe máy. Vậy các thành phố lớn tự ý nâng mức thu lên gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi, thì căn cứ pháp lý ở chỗ nào? Trong khi trên thực tế chính ở những nơi này quyền sở hữu tài sản được bảo vệ yếu hơn cả (xe máy bị mất rất nhiều, ô tô thì bị mất vặt phụ tùng…);
Thứ ba, đối với mức thu Lệ phí trước bạ ô tô xe máy khi sang tên đổi chủ: Như đã phân tích ở trên, chủ sở hữu đầu tiên đã nộp đầy đủ mức Lệ phí trước bạ mới được đăng ký. Vậy là, bất cứ phương tiện giao thông nào khi đăng ký mới đều đã nộp cho nhà nước đủ số tiền để xác lập và bảo vệ quyền sở hữu của tài sản đó. Giờ đây, sang tên đổi chủ mới lại thu thêm Lệ phí trước bạ lần nữa (và nếu nhiều lần sang tên đổi chủ thì rất nhiều lần nộp lệ phí trước bạ), nhưng thử hỏi, chi phí của nhà nước bỏ ra để xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản đó có tỷ lệ thuận với số lần mà chúng được sang tên đổi chủ không? Rõ ràng là không! Vậy, thu Lệ phí trước bạ nhiều lần với mức thu như cũ là không hợp lý. Nên chăng, chỉ thu lệ phí cho phần ghi sổ, xác lập quyền sở hữu của chủ mới, còn phần chi phí để bảo vệ quyền sở hữu tài sản thì không hề tăng và chủ đầu tiên đã nộp đầy đủ, không thể thu thêm.
Từ thực tế trên đây, chúng tôi có một số kiến nghị sau đây: Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… nên nghiêm túc xem lại và bỏ ngay các khoản thu về tiền cấp biển số xe máy 2 triệu đồng, ô tô 20 triệu đồng; Cùng các thành phố lớn và các địa phương khác không được tự ý qui định mức Lệ phí trước bạ ô tô, xe máy cao hơn mức chung của cả nước; Lệ phí trước bạ khi sang tên đổi chủ ô tô xe máy cần phải được tính toán lại cho thỏa đáng hơn. Theo chúng tôi, mức hợp lý chỉ là 0,5 đến 1% trên giá trị hiện tại của tài sản; Nhà nước nên sớm sửa đổi Lệ phí trước bạ thành Thuế trước bạ để đảm bảo tầm quan trọng và tính pháp lý cao của khoản thu này.
PGS. TS Phan Duy Minh
Học viện Tài chính
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
1 comment:
Dan doi. kinh te dang vuc len chua xong .lai choi kieu hai nuoc hai dan khac gi rai dinh ra duong cung hai dan ca ,NEN GOI DINH TAC..?
Post a Comment