Wednesday, November 21, 2012

XIN CHIA XẺ NỖI ĐAU CỦA MỘT DOANH NHÂN BỊ NHỮNG THẾ LỰC MAFIA VIỆT NAM 'TRẤN LỘT'!

Ông Đặng Văn Thành - Linh hồn của Sacombank đã bị 'trấn lột' mà còn đối mặt với vòng lao lý để vụ 'trấn lột' không bị vạch trần
Vualambao - Gần đây, dư luận khá quan tâm đến việc doanh nhân Đặng Văn Thành, Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ nhiệm vị trí lãnh đạo ngân hàng này.

Mọi người quan tâm bởi lẽ ông Thành là doanh nhân tại nhiệm lâu nhất ở vị trí Chủ tịch ngân hàng và có ảnh hưởng khá lớn trong lĩnh vực tài chính Việt Nam. Mới đây, tại Bệnh viện Pháp Việt (TPHCM), PV Báo Nhà báo & Công luận đã có buổi gặp gỡ bất ngờ khi doanh nhân này đang chữa bệnh. Khó có một cuộc phỏng vấn cởi mở, thoải mái với ông Thành ngay trong thời điểm “sóng gió” này….


Tâm huyết vì SacombankNgay tại phòng bệnh nhỏ sơn màu trắng, với 1 chiếc giường và bộ ghế sopha sẫm màu khiến không gian của buổi gặp gỡ, trò chuyện giữa chúng tôi và ông Thành như gần gũi lại. Tiếp xúc chúng tôi trong hoàn cảnh sức khỏe yếu, vừa trải qua một cơn tai biến nhẹ, huyết áp và tim mạch trong tình trạng không ổn định, thế nhưng, ông Thành vẫn tỏ ra điềm tĩnh, sâu sắc và minh mẫn khi nhắc lại tâm huyết phát triển Sacombank cho đến ngày nay.

Theo nhẩm tính của ông, tính ra, ông đã 18 năm gánh vác trọng trách vất vả này. Có quá nhiều thăng trầm trong thời kỳ ông nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank. Vào giai đoạn 1994-2000, khi kinh tế thế giới biến động phức tạp và ngành ngân hang trong nước mới chập chững trong giai đoạn đầu hoạt động, thì với sức trẻ 34 tuổi, năng động, nhiệt huyết, ông đã tiên phong đưa Sacombank sớm đi vào hoạt động chuẩn mực sau khó khăn tưởng chừng đứng bên bờ phá sản.

Từ thời kỳ các doanh nghiệp Việt bắt đầu phát triển kinh tế thị trường và trải qua hàng loạt biến động kinh tế vĩ mô, đến nay, khi ông Thành chính thức kết thúc đảm nhiệm vị trí Chủ tịch (2-11-2012), Sacombank đã đạt được nhiều cái nhất tại Việt Nam như: Ngân hàng lớn nhất về mạng lưới hoạt động; ngân hàng ngoài quốc doanh có tổng tài sản lớn nhất; ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sớm nhất (12-7-2006); ngân hàng cổ phần đầu tiên mở rộng thị phần ra nước ngoài nhiều và hiệu quả nhất (tại Lào và Campuchia); ngân hàng tư nhân tạo công ăn việc làm cho nhiều người nhất (trên 10.000 lao động); ngân hàng Việt đầu tiên được nhiều nhà đầu tư ngoại “tín nhiệm” nhất tham gia góp vốn trở thành cổ đông chiến lược (Tập đoàn Quỹ Đầu tư Dragon Capital; Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings, Công ty Tài chính IFC, trực thuộc World Bank; Ngân hàng ANZ). Đặc biệt, Sacombank là ngân hàng tư nhân đầu tiên xây dựng nền nếp văn hóa truyền thống khác biệt nhất: Cán bộ nhân viên tự giác nghiêm chỉnh chào cờ hàng tuần; mở Chi nhánh ngân hàng 8 tháng 3 dành cho phụ nữ; thành lập Đảng bộ với 189 đảng viên toàn hệ thống; đưa học bổng về vùng sâu vùng xa và nhiều hoạt động xã hội từ thiện liên tục nhiều năm với giá trị cống hiến hàng chục tỷ đồng …

“Tôi đã dành hết tâm huyết cuộc đời và mong muốn kết thúc vai trò tại Sacombank khi đã góp phần tạo ra tích sản ngân hàng đến thời điểm này đạt trên 6.700 tỷ đồng hữu hình (chưa tính giá trị thương hiệu vô hình khác), trong đó, có 1.700 tỷ đồng thặng dư tài sản bằng cổ phiếu (có thể được bán ra với thị giá 3.500 tỷ đồng tiền mặt), hoạt động ngân hàng luôn có lãi lớn. Đã đến lúc tôi yên tâm chuyển giao Sacombank cho những thế hệ kế cận” – ông Thành chia sẻ- ánh mắt ông nhìn vào chúng tôi, như cách mà ông muốn chúng tôi hiểu thực sự về suy nghĩ sâu kín trong tâm khảm, về tương lai của vị doanh nhân từng là “thuyền trưởng” dẫn dắt biết bao thế hệ Sacombank.

Cũng qua lời ông Thành và đối chiếu với các công bố thông tin, chúng tôi ngạc nhiên khi nhìn vào số liệu ngay trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thì Sacombank vẫn mạnh mẽ phát triển ổn định với vốn điều lệ tăng lên 10.740 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 140.137 tỷ đồng. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động Sacombank đạt mức 123.315 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 79.429 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.740 tỷ đồng (sau khi trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 376 tỷ đồng), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân 20,41%, tỷ lệ nợ xấu 0,56% (toàn ngành ngân hàng bình quân 3,4%).
Những biến cố trong cuộc đời

Thật ra, rất nhiều thông tin về Sacombank được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua, nhưng điều mà chúng tôi – và tất cả những người không có dịp gặp ông Thành trong thời điểm này – muốn biết là: Ông muốn gì, suy nghĩ như thế nào khi rất nhiều “biến cố” đang ập vào gia đình ông và cả “đứa con tinh thần” Sacombankcủa ông?

Trước câu hỏi có phần hơi bất ngờ này, ông Thành như ngừng lại, im lặng và không nói lời nào trong nhiều phút. Sau đó, ông cười nhẹ nhàng và khéo từ chối kể tiếp về các biến cố. Dù không nói ra, chúng tôi cũng hiểu về những khó khăn, áp lực mà ông đang trải qua. Trước đó nhiều tháng, nhiều tin đồn đoán cho rằng doanh nhân Đặng Văn Thành sẽ tiếp tục điều hành Sacombank trong khoảng thời gian dài nữa, nhưng những nguồn tin khác lại cho biết một sự thật khác biệt: Doanh nhân Đặng Văn Thành đã muốn rời chiếc ghế nhiều lo toan này từ cách đây vài tháng. Khi mà số phận nghiệt ngã cùng thương trường đặt ra khá nhiều thách thức thay đổi cả cuộc sống trong gia đình và công việc của ông.

Đúng vậy – Sacombank – “Đứa con tinh thần của doanh nhân Đặng Văn Thành” – đã chuyển đổi về mặt cơ cấu chủ sở hữu trong tình thế nhanh đến mức không ai trên thị trường tài chính Việt Nam đoán trước được. Lúc giai đoạn khó khăn nhất, như một nhà kỹ trị am tường, ông cũng đã vững vàng làm rất nhiều việc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thay đổi tại “mái nhà chung” của trên 10.000 con người.
Thế nhưng vì số phận, trong chính giai đoạn khó khăn này thì người Mẹ mà ông hằng kính yêu lâm trọng bệnh và qua đời, sức khỏe ông cũng giảm sút rõ rệt khi huyết áp tăng cao và bệnh tim tái phát. Tiếp đó, hàng loạt biến cố trong gia đình, công việc và thực tế áp lực của kinh tế đất nước biến động đã khiến ông “chùn bước”. Và cũng từ chính ông kể lại, có giai đoạn vị doanh nhân này đã lặng lẽ đi đến nhiều ngôi chùa để tịnh dưỡng và tạm quên đi muộn phiền vì lẽ sống, tình người, chấp nhận không cố giữ một thứ đã không còn thuộc về mình…

Trên báo chí hoặc khi tìm kiếm thông tin trên mạng internet, có lẽ nhiều người đọc được thông tin về tài sản của doanh nhân Đặng Văn Thành, nhưng chắc chắn, đây không phải thông tin do ông cung cấp, vì qua cách nói chuyện nhẹ nhàng và chân tình của ông, chúng tôi cảm nhận được ông là một con người khiêm tốn và không muốn khoe “tài sản” của riêng mình.

Đối với ông, dường như mọi sự tự hào nếu có, đều xoay quanh Sacombank, về những cống hiến của ngân hàng này cho xã hội, đối tác. Và kết lại buổi trò chuyện bất ngờ không định sẵn, ông đúc kết bằng câu nói: “Điều tôi thực sự mong xã hội quan tâm đồng thuận hỗ trợ giới doanh nhân vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Xin đừng “hình sự hóa” những vấn đề trong hoạt động quản trị kinh doanh thông thường. Bởi lẽ, các doanh nhân Việt đã gặp quá nhiều khó khăn rồi. Bản thân tôi chỉ mong muốn giới doanh nhân nhận được sự hỗ trợ, tôn trọng và bình yên”- lời nói của ông như gợi lên sự cảm thông trong chúng tôi về tâm trạng của một người con nhà Phật, và điều ông muốn – trong lúc nhiều lo toan và trên chiếc giường bệnh nhỏ này, chính là sự lo lắng bình yên cho rất nhiều người khác, chứ không phải riêng bản thân mình.

Theo Nhà báo & Công luận




NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: