Vualambao -Giáo sư Đại học Bắc Kinh Xia Yeliang đồng thời là nhà bất đồng chính kiến kêu gọi Tây phương cảnh giác với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giáo sư Xia Yeliang cảnh báo thế giới Tây phương rằng "Chiến tranh Lạnh chưa chấm dứt và hiểm họa cộng sản vẫn còn".
Cách nay bốn năm, ông Xia Yeliang, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh đã giúp soạn thảo Hiến chương 08, bản tuyên ngôn cải cách kêu gọi thiết lập một nước Trung Quốc tự do và công bằng hơn.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị độc đảng và những việc này khiến giới lãnh đạo không hài lòng.
Ông Lưu Hiểu Ba, tác giả chính của Hiến chương 08 vì vậy đã bị kết án tù 11 năm và khi ông được trao giải Nobel Hòa bình, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn không cho dân chúng biết tin này.
Cho tới nay ông Lưu vẫn còn ngồi tù nhưng Giáo sư Xia vẫn tiếp tục thúc đẩy để Hiến chương 08 được thực hiện.
Tuy nhiên cách nay một năm, ông cho biết ông và những người cùng chí hướng đã hết hy vọng.
Từ đó tới nay, hàng ngũ lãnh đạo cao cấp ở Trung Quốc đã thay đổi: ông Tập Cận Bình thay ông Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Xia nói ông không có nhiều kỳ vọng vào giới lãnh đạo mới vì trong kỳ Đại hội Đảng vừa qua, giới lãnh đạo vẫn không đề cập tới vấn đề dân chủ trên tinh thần tôn trọng pháp luật và họ nói những người chủ trương việc này đã đi vào con đường tội lỗi.
Theo lời ông Xia, giới lãnh đạo vẫn chủ trương độc tài toàn trị vì thế cần phải cổ vũ cho việc thúc đẩy Trung Quốc tiến bước trên con đường dân chủ.
Giáo sư Xia yêu cầu giới lãnh đạo phải cho người dân được hưởng các quyền tự do cá nhân, tự do truyền thông để họ có thể tự mình bày tỏ quan điểm thay vì phải qua hệ thống truyền thông chính thức của Đảng và nhà nước.
Giáo sư Xia nói ông cũng như các học giả khác yêu cầu các định chế căn bản ở Trung Quốc cần phải thay đổi.
Ông nói rằng ông đã lường trước cuộc đời của ông sẽ gặp nhiều khó khăn vì dám công bố những yêu cầu này. Ông cho biết nhiều nhà trí thức đã bị cầm tù và rất nhiều người khác bị cảnh cáo, bị quản chế và gặp nhiều điều phiền toái khác như điện thoại bị nghe lén và bị theo dõi suốt ngày đêm.
Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì yêu cầu và nếu như “chúng tôi có thể cho người dân thấy các bằng chứng rằng giới trí thức không sợ hãi và vẫn kiên trì với mục tiêu của mình thì trong tương lai càng ngày sẽ càng có nhiều người tham gia với chúng tôi”.
Theo Giáo sư Xia, mặc dù nhà cầm quyền thiết lập ‘tường lửa’ để ngăn chặn các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook... giới sinh viên trẻ vẫn tìm cách vượt tường lửa để tìm hiểu các thông tin bằng cách tiếp cận với truyền thông nước ngoài.
Ông kêu gọi giới trẻ phải tự mình tìm kiếm và thu thập các dữ kiện, thông tin.
Ông nói rằng giới trẻ trước hết cần phải tự lập về mặt kinh tế, phải củng cố vị thế độc lập của mình trong lĩnh vực kinh tế qua việc có công ăn việc làm trong hoặc ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Giáo sư Xia,giới trẻ “đừng bao giờ quên nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc quảng bá cho sự phát triển của xã hội dân chủ.”
Ông nói rằng việc cách nay một năm ông nói là đã từ bỏ hy vọng, có nghĩa “từ bỏ hy vọng Trung Quốc có được sự cải tổ chính thức”. Tuy nhiên, niềm kỳ vọng lớn lao nhất của ông là sự thiết lập xã hội dân chủ.
Theo Giáo sư Xia, mỗi cá nhân phải cố gắng lên tiếng đòi hỏi việc thiết lập này; đòi hỏi quyền tự do phát biểu, tự do hội họp và “nếu mọi cá nhân tham gia vào cuộc đấu tranh thì lực lượng sẽ trở nên rất lớn mạnh”.
Ông nói việc này sẽ đòi hỏi thời gian lâu dài nhưng “bạn phải chiến đấu để giành lấy nó vì không có món quà nào tự dưng từ trời rơi xuống”. Ông kêu gọi mọi người phải tạo áp lực lên nhà cầm quyền để họ biết rằng mỗi người và mọi người đều cần và đều muốn có tự do. Theo ông, tự do không phải là “món quà từ Trời hay từ Đảng Cộng sản mà phải do chúng ta phấn đấu mới có được”.
Giáo sư Xia cũng cảnh báo Tây phương đừng thỏa hiệp với Đảng Cộng sản vì nếu không một vụ Chamberlain khác sẽ tái diễn. Ông nêu ví dụ trong lịch sử khi Stalin bí mật ký hiệp ước với Hitler.
Về vấn đề đương đầu với Đảng Cộng sản, ông Xia phát biểu: “Nếu bạn không giữ một lập trường vững chắc, nếu bạn không cố gắng ngăn chặn họ thì họ sẽ trở thành mối nguy hiểm chết người cho thế giới. Tôi không nghĩ rằng cuộc Chiến tranh Lạnh đã kết thúc. Chiến tranh Lạnh chưa chấm dứt, mối nguy hiểm cộng sản vẫn còn đó. Mối đe dọa này có thể còn mạnh mẽ hơn nhiều”.
Theo ông Xia, nếu Trung Quốc tự tin hơn thì họ sẽ muốn có thêm ảnh hưởng về phương diện quân sự và sẽ tự coi mình là một cường quốc như Liên Xô trước đây và điều này có thể là mối đe dọa cho nền hòa bình thế giới.
Nhận định về sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, Giáo sư Xia nói rằng ông thấy có rất nhiều vấn đề về cơ cấu và “cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội có thể sớm xảy ra”. Ông nêu ví dụ về tình trạng lạm phát, tình trạng thất nghiệp, hệ thống an sinh xã hội, ô nhiễm, chênh lệch giàu nghèo.
Theo ông Xia, “đôi khi người ta muốn hướng sự chú ý của người dân khỏi các vấn đề nội bộ trong nước để chuyển sang những cuộc tranh chấp quốc tế như chuyện tranh chấp lãnh thổ. Người ta cố gắng làm giảm áp lực phát xuất từ các cuộc biểu tình phản kháng về các vấn đề nội bộ trong nước”.
Ông cho biết một số nhân vật cao cấp trong ngành an ninh đã thuyết phục để ông “hợp tác với chính quyền”. Tuy nhiên, ông cho hay “tôi nói rằng tôi không thể từ bỏ quan điểm và thay đổi lập trường”.
Giáo sư Xia Yeliang cảnh báo thế giới Tây phương rằng "Chiến tranh Lạnh chưa chấm dứt và hiểm họa cộng sản vẫn còn".
Cách nay bốn năm, ông Xia Yeliang, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh đã giúp soạn thảo Hiến chương 08, bản tuyên ngôn cải cách kêu gọi thiết lập một nước Trung Quốc tự do và công bằng hơn.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị độc đảng và những việc này khiến giới lãnh đạo không hài lòng.
Ông Lưu Hiểu Ba, tác giả chính của Hiến chương 08 vì vậy đã bị kết án tù 11 năm và khi ông được trao giải Nobel Hòa bình, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn không cho dân chúng biết tin này.
Cho tới nay ông Lưu vẫn còn ngồi tù nhưng Giáo sư Xia vẫn tiếp tục thúc đẩy để Hiến chương 08 được thực hiện.
Tuy nhiên cách nay một năm, ông cho biết ông và những người cùng chí hướng đã hết hy vọng.
Từ đó tới nay, hàng ngũ lãnh đạo cao cấp ở Trung Quốc đã thay đổi: ông Tập Cận Bình thay ông Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Xia nói ông không có nhiều kỳ vọng vào giới lãnh đạo mới vì trong kỳ Đại hội Đảng vừa qua, giới lãnh đạo vẫn không đề cập tới vấn đề dân chủ trên tinh thần tôn trọng pháp luật và họ nói những người chủ trương việc này đã đi vào con đường tội lỗi.
Theo lời ông Xia, giới lãnh đạo vẫn chủ trương độc tài toàn trị vì thế cần phải cổ vũ cho việc thúc đẩy Trung Quốc tiến bước trên con đường dân chủ.
Giáo sư Xia yêu cầu giới lãnh đạo phải cho người dân được hưởng các quyền tự do cá nhân, tự do truyền thông để họ có thể tự mình bày tỏ quan điểm thay vì phải qua hệ thống truyền thông chính thức của Đảng và nhà nước.
Giáo sư Xia nói ông cũng như các học giả khác yêu cầu các định chế căn bản ở Trung Quốc cần phải thay đổi.
Ông nói rằng ông đã lường trước cuộc đời của ông sẽ gặp nhiều khó khăn vì dám công bố những yêu cầu này. Ông cho biết nhiều nhà trí thức đã bị cầm tù và rất nhiều người khác bị cảnh cáo, bị quản chế và gặp nhiều điều phiền toái khác như điện thoại bị nghe lén và bị theo dõi suốt ngày đêm.
Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì yêu cầu và nếu như “chúng tôi có thể cho người dân thấy các bằng chứng rằng giới trí thức không sợ hãi và vẫn kiên trì với mục tiêu của mình thì trong tương lai càng ngày sẽ càng có nhiều người tham gia với chúng tôi”.
Theo Giáo sư Xia, mặc dù nhà cầm quyền thiết lập ‘tường lửa’ để ngăn chặn các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook... giới sinh viên trẻ vẫn tìm cách vượt tường lửa để tìm hiểu các thông tin bằng cách tiếp cận với truyền thông nước ngoài.
Ông kêu gọi giới trẻ phải tự mình tìm kiếm và thu thập các dữ kiện, thông tin.
Ông nói rằng giới trẻ trước hết cần phải tự lập về mặt kinh tế, phải củng cố vị thế độc lập của mình trong lĩnh vực kinh tế qua việc có công ăn việc làm trong hoặc ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Giáo sư Xia,giới trẻ “đừng bao giờ quên nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc quảng bá cho sự phát triển của xã hội dân chủ.”
Ông nói rằng việc cách nay một năm ông nói là đã từ bỏ hy vọng, có nghĩa “từ bỏ hy vọng Trung Quốc có được sự cải tổ chính thức”. Tuy nhiên, niềm kỳ vọng lớn lao nhất của ông là sự thiết lập xã hội dân chủ.
Theo Giáo sư Xia, mỗi cá nhân phải cố gắng lên tiếng đòi hỏi việc thiết lập này; đòi hỏi quyền tự do phát biểu, tự do hội họp và “nếu mọi cá nhân tham gia vào cuộc đấu tranh thì lực lượng sẽ trở nên rất lớn mạnh”.
Ông nói việc này sẽ đòi hỏi thời gian lâu dài nhưng “bạn phải chiến đấu để giành lấy nó vì không có món quà nào tự dưng từ trời rơi xuống”. Ông kêu gọi mọi người phải tạo áp lực lên nhà cầm quyền để họ biết rằng mỗi người và mọi người đều cần và đều muốn có tự do. Theo ông, tự do không phải là “món quà từ Trời hay từ Đảng Cộng sản mà phải do chúng ta phấn đấu mới có được”.
Giáo sư Xia cũng cảnh báo Tây phương đừng thỏa hiệp với Đảng Cộng sản vì nếu không một vụ Chamberlain khác sẽ tái diễn. Ông nêu ví dụ trong lịch sử khi Stalin bí mật ký hiệp ước với Hitler.
Về vấn đề đương đầu với Đảng Cộng sản, ông Xia phát biểu: “Nếu bạn không giữ một lập trường vững chắc, nếu bạn không cố gắng ngăn chặn họ thì họ sẽ trở thành mối nguy hiểm chết người cho thế giới. Tôi không nghĩ rằng cuộc Chiến tranh Lạnh đã kết thúc. Chiến tranh Lạnh chưa chấm dứt, mối nguy hiểm cộng sản vẫn còn đó. Mối đe dọa này có thể còn mạnh mẽ hơn nhiều”.
Theo ông Xia, nếu Trung Quốc tự tin hơn thì họ sẽ muốn có thêm ảnh hưởng về phương diện quân sự và sẽ tự coi mình là một cường quốc như Liên Xô trước đây và điều này có thể là mối đe dọa cho nền hòa bình thế giới.
Nhận định về sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, Giáo sư Xia nói rằng ông thấy có rất nhiều vấn đề về cơ cấu và “cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội có thể sớm xảy ra”. Ông nêu ví dụ về tình trạng lạm phát, tình trạng thất nghiệp, hệ thống an sinh xã hội, ô nhiễm, chênh lệch giàu nghèo.
Theo ông Xia, “đôi khi người ta muốn hướng sự chú ý của người dân khỏi các vấn đề nội bộ trong nước để chuyển sang những cuộc tranh chấp quốc tế như chuyện tranh chấp lãnh thổ. Người ta cố gắng làm giảm áp lực phát xuất từ các cuộc biểu tình phản kháng về các vấn đề nội bộ trong nước”.
Ông cho biết một số nhân vật cao cấp trong ngành an ninh đã thuyết phục để ông “hợp tác với chính quyền”. Tuy nhiên, ông cho hay “tôi nói rằng tôi không thể từ bỏ quan điểm và thay đổi lập trường”.
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment