Phần 1. Trách nhiệm chính trị là loại trách nhiệm gì, sao Thủ tướng lại chọn nó ?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc báo cáo tại Quốc hội 22/10/2012
Trong Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013 trước Quốc hội hôm qua ngày 22/10 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc đã có đoạn nhận lỗi sau đây:
“Trong những ngày qua, Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự đảng các bộ và từng thành viên Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tập thể Ban cán sự đảng và mỗi đồng chí chúng tôi đã thành khẩn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao và trong cả quá trình hoạt động cách mạng của mình. Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ nghiêm túc nghiêm khắc với mình, đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân, vì Đảng vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”
Căn cứ vào toàn bộ nội dung văn bản báo cáo của Chính phủ đọc trước Quốc hội ngày 22/10 thì đoạn báo cáo trên của Thủ tướng là đoạn Chính phủ tự phê bình, đánh giá, tự nhận thiếu sót trước Quốc hội về các ưu khuyết điểm trong công tác điều hành quản lý vĩ mô theo chức năng nhiệm vụ được Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức chính phủ 2001 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định…
Trước hết phải xác định: Trong đoạn nhận thiếu sót trên của báo cáo, Thủ tướng cũng đã lộng ngôn, loạn ngôn khi đưa ý kiến sau đây:”Tập thể Ban cán sự đảng và mỗi đồng chí chúng tôi đã thành khẩn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao và trong cả quá trình hoạt động cách mạng của mình? “
Việc Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu đã để xảy ra “trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước…” này hoàn toàn không phải là “ hoạt động cách mạng, cách miếc… ” gì cả mà chỉ đơn thuần là điều hành sản xuất kinh doanh kém trong đó để xảy ra nhiều vụ buôn gian, bán lẫn, chính phủ biết, thuộc quyền kiểm tra giám sát của Thủ tướng mà không ngăn được như tại các vụ án Vinashin, Vinalines nên mới dẫn tới thất thoát, thua lỗ, mất tiền của nhà nước lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng; Sao Thủ tướng lại đại ngôn, lại gọi các hành vi đó là “hoạt động cách mạng” ? Chỉ có TT Việt Nam mới có gan coi những hành động buôn gian bán lận của một số cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ tướng là những nhà cách mạng; trong con mắt dân chúng thì Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng chỉ là đám đầu trộm đuôi cướp chứ chúng không thể là những nhà cách mạng …
Thứ 2, theo người viết bài này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sai khi xác định mức độ phạm lỗi của chính ông và của các thành viên Chính phủ:”Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ…”
Xin được chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:” trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ” là trách nhiệm gì ? Trách nhiệm chính trị là loại trách nhiệm mà như WikiPEdia đã định nghĩa:“Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó…”
Theo định nghĩa này thì 2 cơ quan liên đới phải chịu trách nhiệm chính trị trước các sai phạm của Chính phủ, dẫn tới thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng đó là Bộ Chính trị do TBT đứng đầu và Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tich Quốc hội đứng đầu…Vậy 2 cơ quan này với trách nhiệm của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm đến đâu trước các việc làm sai của Chính phủ ? Xin được lần lượt phân tích để làm rõ việc này
Về điều hành kinh tế vĩ mô, tức là chịu trách nhiệm quản lý hành chính là của Chính phủ, người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian qua đã có các “ điểm son” sau đây:
Về điều hành quản lý kinh tế vĩ mô:
-Để xảy ra những vụ thất thoát lớn do đầu tư sai, đầu tư không hiệu quả vào 2 tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin, Vinalines…
- Để xảy ra “ bong bóng “ bất động sản phình quá to, dẫn tới 1 triệu tỷ đồng vốn bị chôn vào thị trường này…trong đó chắc chắc có vốn từ các ngân hàng thương mai, quốc doanh bị chôn vào thị trường này mà chưa có cách gì rút vốn hệ lụy gây “ ung thư “ kinh tế…
- Ngành ngân hàng bị rối loạn, lạm phát gia tăng do việc sử dung dòng chảy của các đồng vốn cho vay không hiệu quả, hiệu quả thấp…Theo số liệu của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tỷ lệ nợ xấu trên 8 %; Có số liệu nối là 10-13 % ?
Người dân, các doanh nghiệp không có điều kiện kiểm chứng được tác hại của cái “khối u” của món nợ xấu này như thế nào nhưng người ta chỉ biết: Doanh nghiệp nào có một đề án sản xuất kinh doanh trong thới gian qua, nếu phải đi vay ngân hàng thì không thể di vay với lãi suất dưới 15 %/năm được mà phải xuýt xoát 20 %; Có lúc có doanh nghiệp phải vay chui chịu lãi suất lên tới 25-30 %? Lãi suất như thế thì hoặc chỉ cón cách nai lưng ra, bán cốt lột xương ra để trả lãi ngân hàng, hoặc buôn gian bãn lẫn…
Xin hỏi cái lỗi này thuộc về ai nếu không nói là do bàn tay điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ do Thủ tướng đứng đầu; những công việc này thuần túy kinh doanh, hành chính không dinh dáng chi đến hoạt động cách mạng cả…
-Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có dấu hiệu khoanh tay trước nạn tham nhũng của bộ máy công quyền…
Về các chính sách xã hội:
-Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, rồi hàng loạt những vụ tách nhậm, những dự án lập lòe… thu hồi đất Hà Nội, Hà Tây gây nên những “cơn bão” thông tin, tin đồn làm hao của, mệt người? Trách nhiệm này thuộc về ai nếu không thuộc các cơ quan chức năng do Chính phủ trực tiếp quản lý: Bộ Xây dựng, UBNDTP Hà Nội ?
Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội trong nhiệm kỳ đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa thấy hiệu quả kinh tế-xã hội ở đâu mà chỉ thấy những hậu quả, hệ lũy nhãn tiền: Hà Tây, một thương hiệu văn hóa bị thủ tiêu và mới đây Chùa Trăm gian bị đốn hạ vì hành vi kém văn hóa của các cơ quan chức năng Hà Nội ?
-Việc cho dỡ phá Hội trường Ba Đình, một di tích lịch sử văn hóa mà đến nhiệm kỳ 2 này may ra mới xong được cái hội trường này ?
Có nhiều điều cần được được đưa ra mổ xẻ, phân tích để chỉ ra những mặt được và chưa được của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; để vạch vòi ra xem Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm chính trị hay trách nhiệm hành chính ? Xin chỉ dừng lại ở 2 dự án đã trở thành 2 vụ án lớn dính tới Chính phru và cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đó là vụ Vinashin và Vinalines…
Theo một vài nguồn tin rò rỉ từ hội nghị TW 6 vừa qua, khi kiểm điểm về những sai lầm dẫn tới thất thoát lớn ở 2 tập đoàn này, BCT cũng đã phải nhận trách nhiệm một phần vì đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước đã được đưa ra bàn và được Bộ Chính trị nhất trí? ( BCT đã nhận chịu kỷ luật tập thể chắc là do vụ này )…
Người viết bài này xin chỉ dừng lại 2 vụ án Vinashin và Vinalines để cùng minh định xem trách nhiệm chính trị thuộc về ai và trách nhiệm hành chính, hình sự thuộc về ai ? Có đúng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm chính trị mà không phải chịu trách nhiệm hành chính như ông tuyên bố hôm kia tại phiên khai mạc Quốc hội ?
Phạm Viết Đào Blog
5 comments:
Tra´ch nhiệm chi´nh trị đô`ng nghia~ vơi´ TU` TREO. Tra´ch nhiệm ha`nh chi´nh la` TU` GIAM ,trong khi ở ca´c nươc tư bản bo´c lủm thi` quan chư´c đo´ phải nhảy lâ`u tự tử !!
Bay gio noi Muon roi hop hanh cong khai ket luan roi. DANG NHA NUOC VA NHAN DAN TIN NHIEM. BO PHIEU TIN NHIEM CAO GHE LAM VAN CU PHAI LAM THOI DU RANG MUON NGHI .NHUNG TIN NHIEM CAO QUA KHONG THE TU CHOI DUOC .....?
Nếu còn liên sỉ đề nghị "đồng chí X" nên từ nhiệm. Nhân trách nhiệm suôt ma chẳng giải quyết được vấn đề gì chỉ gây thảm họa cho nền kinh tế đất nước. Các vị dân biểu công bộc của dân có hiểu được Ko? hay cung ngậm miệng ăn tiền của bon tay sai "dồng chí X"
Vừa xin lỗi, vừa xin đểu
Vừa ăn cướp, vừa la làng
Có thể hiểu thâm ý của TTg khi nhận lỗi " chính trị" thế này: Tôi là ủy viên Bộ chính trị(BCT), Chính phủ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của BCT.. Vậy nên : Những sai sót, sai lầm,sai trái Luật, gây ra kinh tế suy thoái, luật pháp bát nháo, đạo đức xã hội điên đảo.. tôi có trách nhiệm chính trị và BCT cũng chịu trách nhiệm chính trị. Hòa cả BCT nhé!??
Post a Comment