Wednesday, September 11, 2013

Việt Nam thấy gì qua phiên toà La Haye lần đầu tiên xử một phó Tổng thống tại vị?

Vualambao   - Toà Án Quốc tế La Haye lần đầu tiên xét xử một Phó Tổng Thống đang tại vị về "Tội ác chống lại nhân loại" và đến tháng 11 vị Tổng Thống đương nhiệm Kenya cũng sẽ đối mặt với bản án tương tự!

Việt Nam thấy gì từ những phiên toà Quốc Tế này? Có lẽ đó sẽ là một điểm tựa cho nhân dân Việt Nam đang đấu tranh cho một nền dân chủ. Thế giới tự do đang tạo ra một tiền lệ bảo vệ nhân dân Kenya chống lại giới cầm quyền độc tài, phát xít đàn áp, giết hại dân thường.

Việt Nam thời gian qua cũng đã có nhiều vụ bắt bớ, nhiều cuộc đàn áp người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thậm chí đàn áp các giáo dân, các Phật tử và đặc biệt trong những đợt nóng bỏng của chính trường thì Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ bắt cóc, hợp thức hoá hồ sơ bằng tra tấn, bằng nhữg thủ đoạn bẩn thỉu. Gần đây nhất là Nghị định 72 dọn đường cho việc bắt bớ hàng loạt để đàn áp, bịt miệng người dân chống tham nhũng, đòi quyền làm người chính đáng của mình theo Hiến Pháp quy định.

Nhân dân Việt Nam hãy nhìn vào phiên toà xét xử Phó Tổng Thống Kenya để có thêm sức mạnh dám đối mặt với những thủ đoạn đê hèn tàn ác của giới cầm quyền đã biến thành Đảng X không từ bất cứ thủ đoạn nào; vượt qua sự đe doạ của nhà tù, của công an núp bóng côn đồ để tiếp tục con đường đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ. 

Thế giới mạng hãy cùng đoàn kết lại để tạo thành sức mạnh tổng hợp đối mặt với Nghị định 72, đối mặt với sự đàn áp, bắt bớ của Đảng X.

Nhân dân Việt Nam cần thu thập bằng chứng để đưa những kẻ độc tài chống lại nhân dân ra Toà Án Quốc Tế như những gì Phó Tổng Thống và Tổng Thống Kenya đang phải trả giá cho hành động của họ. Đó là hành động thiết thực để bảo vệ chính mình trên con đường đấu tranh cho một nền dân chủ, cho quyền con người ở Việt Nam.

Trần Ái Quốc

Tòa La Haye lần đầu tiên xử một phó Tổng thống tại vị

Ông William Ruto, phó Tổng thống Kenya, trong một phiên thẩm vấn ở La Haye, 14/05/2013.
REUTERS/Lex van Lieshout/Pool

Hôm nay, 10/09/2013, Tòa hình sự Quốc tế La Haye (Hà Lan) khai mạc phiên tòa xét xử phó Tổng thống Kenya William Ruto về cáo buộc phạm « tội ác chống nhân loại », liên quan đến các bạo lực đẫm máu sau cuộc bẩu cử tổng thống 2007. Tháng 11 tới, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cũng phải ra tòa vì cáo buộc tương tự. Đây là hai phiên tòa mang tính lịch sử, vì lần đầu tiên Tòa án La Haye xử các giới chức đương nhiệm ở cấp cao nhất. Về phía dân chúng Kenya, các phiên tòa xét xử những người đứng đầu đất nước nửa mang lại hy vọng công lý được tái lập, nhưng nửa gây lo ngại trước nguy cơ những thù hận trước đây trỗi dậy.Các lãnh đạo Kenya bị truy tố vì các bạo lực trong thời gian sau cuộc bầu cử 2007. Trong khoảng 3 tháng, hơn 1.300 người đã bị giết, 600.000 người phải đi sơ tán. Sáu năm sau các bạo lực, hàng nghìn người Kenya vẫn chưa trở về nguyên quán. Ngay trước khi phiên tòa mở ra, vấn đề nhân chứng vẫn còn là chủ đề tranh luận nóng bỏng. Ngay ngày hôm qua, công tố viên đã một lần nữa lên tiếng tố cáo các áp lực đối với các nhân chứng. Trong quá trình vụ án, nhiều nhân chứng đã phải bỏ cuộc. Tuy nhiên, luật sư của phó Tổng thống Ruto thì bác bỏ điều này và khẳng định các điều tra đã được tiến hành không đúng hướng.

Công tố viên Fatou Bensouda, phụ trách hồ sơ này, cho biết : « Con đường trải qua là dài và khó khăn kể từ khi văn phòng của tôi mở cuộc điều tra tại Kenya vào năm 2010. Chúng tôi đã phải vượt qua nhiều trở lực ghê gớm. Tôi muốn dành lời cảm ơn đặc biệt gửi đến các nhân chứng, những người đàn ông và đàn bà dũng cảm đã mạo hiểm mạng sống của mình và của thân nhân họ, để công lý được phục hồi, chống lại các đe dọa liên tục và các mưu toan mua chuộc. »

Phó Tổng thống Kenya William Ruto, 46 tuổi, lên đường tới La Haye cùng với nhiều nghị sĩ đi theo ủng hộ. Ông Ruto bị cáo buộc ba tội danh : giết người, truy hại và đày ải. Sáng nay, phiên tòa khai mạc vào lúc 9 giờ 30 giờ địa phương (tức 7 giờ GMT). Phó Tổng thống Ruto ngồi bên phải các quan tòa và phía sau luật sư Karim Khan. Cùng có mặt tại phiên tòa là đồng bị cáo Joshua Sang Arap, 38 tuổi, điều khiển chương trình của đài Joshua Arap Sang, cũng bị xét xử bởi cáo buộc « phạm tội ác chống nhân loại ». Ông Joshua Sang Arap là phóng viên đầu tiên bị xét xử trước Tòa hình sự Quốc tế.

Phiên tòa thứ hai xét xử Tổng thống Kenya Kenyatta sẽ khai mạc vào ngày 12/11.

Các luật sư của phó Tổng thống Ruto yêu cầu tòa cho phép thân chủ không phải có mặt tại tất cả các phiên. Thoạt tiên, yêu cầu này đã được các thẩm phán đồng ý, nhưng viên công tố Fatou Bensouda đã khiếu nại, buộc bị cáo phải có mặt tại tòa, trong khi chờ đợi phán quyết cuối cùng của các thẩm phán.

Thái độ hai mặt của các lãnh đạo Kenya

Tổng thống và phó Tổng thống Kenya, hai bị cáo của Tòa La Haye chưa bao giờ ngừng hợp tác với định chế quốc tế này. Hai người luôn luôn cử luật sư đến tham dự các buổi thẩm vấn, nếu như không trực tiếp có mặt tại La Haye, theo các yêu cầu của Tòa. Về mặt chính thức, thái độ này ngược lại với thái độ của tổng thống Soudan El-Bechir, bị truy nã, vì tội chống nhân loại và diệt chủng tại Darfour.

Tuy nhiên, hai lãnh đạo Kenya cũng ngấm ngầm làm lobby để Tòa La Haye từ bỏ việc truy tố. Các đại sứ Kenya tại Liên Hiệp Quốc để viết thư đến Hội đồng Bảo an để yêu cầu việc này. Cách đây bốn tháng, Liên hiệp Châu Phi dã thông qua một nghị quyết kêu gọi Tòa hình sự Quốc tế rút quyết định truy tố.

Trong những tuần gần đây, một bộ phận lớn chính giới Kenya liên tục biểu thị thái độ chống lại Tòa hình sự Quốc tế, mà đỉnh điểm là việc Quốc hội họp phiên bất thường và thông qua khuyến nghị gửi chính phủ, đề nghị Kenya rút khỏi Quy chế Roma về Tòa án hình sự Quốc tế. Nếu được chính phủ chấp nhận, quyết định của Kenya rút khỏi Quy chế Roma sẽ là một trường hợp đầu tiên đối với định chế quốc tế này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia và giới chức của Tòa La Haye, thì khả năng Kenya rút sẽ không có bất cứ một ảnh hưởng nào đối với việc xét xử hai lãnh đạo Kenya. Vào tuần trước, ngay sau cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Kenya đề nghị nước này rút khỏi Quy chế Roma về Tòa hình sự Quốc tế, tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW đã chỉ trích đây là « các mưu toan đáng ngại nhằm tước bỏ công lý » đối với các nạn nhân và tạo ra « một tiền lệ nguy hiểm đối với tương lai của công lý tại Châu Phi ».

RFI

No comments: