Vualambao - Tổng công trình sư M. Simonov, thiết kế viên O.Samoylovich, V.Antonov và phi công thử nghiệm V. Ilyushin, V. Pugachev là những cá nhân tiêu biểu trong đội ngũ những người làm nên huyền thoại Su-27.
ảnh minh họa
Su-27 là máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư, được Liên Xô phát triển từ những năm 1970. Mục đích ban đầu khi Viện Nghiên cứu thử nghiệm Sukhoi chế tạo tiêm kích này là để đối trọng lại với tiêm kích F-15 của Mỹ. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, Su-27 đã trở thành huyền thoại của lịch sử hàng không quân sự thế giới bởi nhiều lý do.
Vượt trội so với các tiêm kích cùng thời về các thông số kỹ chiến thuật lẫn khả năng cơ động ấn tượng, Su-27 được Tạp chí Hàng không quốc tế Flight International bình chọn là tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20. Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó đã gặt hái nhiều thành công trên thị trường vũ khí với hơn 700 chiếc được chế tạo, trong đó, hơn 450 chiếc được dành cho xuất khẩu.
Từ những năm 1970 tới tận ngày nay, từ thiết kế này là cơ sở để cho ra đời một loạt mẫu máy bay chiến đấu Su-30, Su-33, Su-34,... được gọi chung là dòng máy bay Su-27/30. Gần đây nhất, vào năm 2008, mẫu Su-35, đại diện mới nhất của dòng máy bay đã cất cánh lần đầu tiên. Tới năm 2013, Su-35S, một biến thể hiện đại hóa sâu của mẫu này đã được giới thiệu tại nhiều triển lãm hàng không quốc tế. Trong lịch sử hàng không thế giới, không nhiều thiết kế có sức sống bền bỉ tới gần 40 năm như thiết kế của Su-27.
Công lao chính tạo nên huyền thoại Su-27 là đội ngũ hàng nghìn nhà khoa học, kỹ sư, công nhân viên của ngành hàng không Liên Xô/Nga. Thế nhưng, trong số đó nổi trội lên 5 gương mặt tiêu biểu sẽ được lần lượt giới thiệu ở dưới đây:
Tổng công trình sư Mikhail Simonov
Có thể coi ông là người có ảnh hưởng nhất tới danh tiếng của máy bay Su-27 bởi hai quyết định lịch sử khi ông đảm nhận nhiệm vụ người đứng đầu Viện Thiết kế thử nghiệm Sukhoi giai đoạn 1976-1979 và sau đó.
Khi công tác chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt của được xúc tiến thì Simonov đã đề xuất phải thiết kế lại Su-27. Lý do mà Simonov đưa ra là mẫu thử nghiệm T-10 tuy đạt được các yêu cầu thiết kế đề ra nhưng còn nhiều khiếm khuyết, nhất là nhiều thông số thấp hơn đối thủ F-15 của Mỹ. Sẽ là tai họa nếu nhân bản khiếm khuyết đó bằng hoạt động sản xuất hàng loạt. Chính ông đã chia sẻ: "Chúng ta phải vượt trên đối thủ của mình (Mỹ), nhưng không may là máy bay của chúng ta (Su-27)không thể đánh bại đối thủ của nó (F-15)".
Điều đáng nói, trong tình hình lúc đó, Viện Thiết kế thử nghiệm Sukhoi đã tiêu tốn nhiều tiền của ngân sách cho các dự án chế tạo máy bay như T-4 Sotka, Su-27... nhưng chưa dự án nào cho kết quả khả quan. Việc thay đổi thiết kế sẽ gây ra những tốn kém tài chính vì phải thay đổi hàng loạt máy móc cả ở khâu chế tạo thử nghiệm lẫn sản xuất hàng loạt. Quyết định của Simonov lúc đó chẳng khác nào đánh bạc với sinh mệnh chính trị của ông và cả Viện Thiết kế Sukhoi. Dưới thời Stalin, Viện Sukhoi từng bị đóng cửa vì những lý do tương tự. May mắn cho ông, lãnh đạo Liên Xô đã chấp nhận để Sukhoi thiết kế lại máy bay Su-27 và rốt cuộc, thiết kế sau cùng của Su-27 đã đạt được yêu cầu đề ra. Không chỉ vậy, Su-27 còn được bình chọn là tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20.
Quyết định lịch sử thứ hai của Simonov đưa ra vào giai đoạn khó khăn nhất của ngành hàng không Nga. Vào đầu thập niên 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, cán bộ và nhân viên của Viện Thiết kế thử nghiệm Sukhoi không nhận được lương trong nhiều tháng. Các nhà khoa học và kỹ sư hàng không không còn hứng thú với việc thiết kế máy bay. Dây truyền sản xuất đứng trước nguy cơ bị dỡ bỏ.
Trước tình hình đó, Simonov đề xuất việc xuất khẩu máy bay Su-27 ra thị trường thế giới. Khi đó, Su-27 là một trong những vũ khí bị cấm xuất khẩu của Liên Xô và Nga. Quân đội Nga đã từ chối đề xuất của Simonov, nhưng bằng uy tín và ảnh hưởng cá nhân, ông đã tác động tới Tổng thống Nga lúc đó là Boris Yeltsin và nhận được sự chấp thuận. Nhờ vậy, Sukhoi không chỉ ngăn được nạn chảy máu chất xám và thất thoát tài sản của viện và các nhà máy sản xuất, mà còn phát triển nhiều biến thể khác của Su-27, tạo nên danh tiếng cho dòng máy bay huyền thoại này.
Trưởng phòng thiết kế Oleg Samoylovich
Ông là trưởng phòng thiết kế của Viện Thiết kế thử nghiệm Sukhoi trong giai đoạn đầu tiên của dự án chế tạo tiêm kích Su-27. Thiết kế Su-27 là một khối lượng công việc đồ sộ được chia sẻ với nhiều thiết kế viên khác trong cơ quan. Ở cương vị của mình, ông chỉ là người đưa ra ý tưởng và đặt nét bút cuối cùng hoàn thành bản vẽ đầu tiên về Su-27. Tuy nhiên, giai đoạn trước đó, với kinh nghiệm từng tham gia nghiên cứu, thiết kế chế tạo nhiều mấu máy bay như T-4 Sotka, Su-24, Su-25.... ý tưởng thiết kế của Samoylovich đã trở nên hoàn hảo. Những công nghệ hiện đại ngày nay có ở Su-27 và các biến thể khác như biến toàn bộ phần thân và cánh thành bề mặt tạo lực nâng cho máy bay, ứng dụng công nghệ điều khiển điện tử (fly-by-wire), công nghệ lái tự động trong một số tình huống bay... đã được ông đề xuất đưa vào thiết kế.
Tổng giám đốc Công ty hàng không Sukhoi, ông Mikhail Pogosyan đã nhận xét: "Trong việc thiết kế các tổ hợp máy bay, ý tưởng ban đầu là hết sức quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là tiềm năng của ý tưởng, nghĩa là khả năng phát triển trong tương lai của ý tưởng đó". Vì vậy, có thể coi thành công của dòng máy bay Su-27/30 với hàng loạt biến thể xuất sắc như Su-30, Su-33, Su-35... ngày nay đã được Samoylovich đặt nền móng.
Thiết kế viên hạng hai Vladimir Antonov
Do giữ chức vụ quan trọng nên nhiều người lầm tưởng M. Simonov hay O. Samoylovich là "cha đẻ" của thiết kế Su-27, thế nhưng thực sự là Vladimir Antonov mới là người góp công sức nhiều nhất tạo nên vóc dáng, hình hài của máy bay này. Là một thiết kế viên thiết kế máy bay, Antonov không chỉ là một người am hiểu về kỹ thuật hàng không cùng những quy luật khí động lực học. Công việc đòi hỏi thiết kế viên phải có một tư duy và kiến thức phức hợp của nhiều ngành nghề kỹ thuật liên quan như vật liệu, cơ khí, điện tử, công thái học,... và không kém phần quan trọng là tố chất của một nghệ sĩ. Thiết kế của Antonov được đánh giá là hiện đại, đột phá so với thiết kế của F-15 (Mỹ) lẫn các thiết kế cạnh tranh trong dự án chế tạo tiêm kích thế hệ thứ tư của Liên Xô, gồm Yak-45 của Viện Thiết kế Yakolev và MiG-29 của Mikoyan.
Hình dáng của Su-27 đảm bảo cho máy bay đạt được sự ổn định khi bay ở tốc độ siêu âm, một bài toán khó của thời kỳ đó. Sau khi mô hình của thiết kế trải qua các thử nghiệm ở ống thổi khí động và đánh giá tốt, Antonov được đích thân Tổng công trình sư khi đó là Pavel Sukhoi thăng chức từ chuyên viên thiết kế hạng hai lên chuyên viên thiết kế hạng nhất. Tuy sau này, thiết kế của Su-27 phải điều chỉnh lại nhưng cơ sở quan trọng nhất của thiết kế vẫn do Antonov vẽ ra.
Phi công thử nghiệm Vladimir Ilyushin
Ông là Thiếu tướng Không quân, Anh hùng Liên Xô và là phi công lái máy bay thử nghiệm. Trong dự án Su-27, Ilyushin là người đầu tiên lái thử mẫu thử nghiệm T-10 01.
Công việc của một phi công lái máy bay thử nghiệm cũng giống như một người chinh phục những miền đất lạ với những rủi ro không thể biết trước. Không chỉ vậy, phi công lái máy bay thử nghiệm còn có nhiệm vụ đưa máy bay tới các trạng thái tới hạn để tìm các khả năng tối đa của máy bay. Việc này hết sức nguy hiểm vì trong những trường hợp như vậy rất dễ gặp phải tai nạn. Trong quá trình thử nghiệm Su-27, đã có nhiều phi công gặp nạn, thậm chí thiệt mạng như trường hợp của các phi công Alexander Kamarov và Yevgeny Soloviov. Vì vậy, ngoài kỹ năng của một phi công ở đẳng cấp sừng sỏ, phi công lái máy bay thử nghiệm phải gan dạ, có khả năng ứng biến với các tình huống bất ngờ.
Ilyushin không chỉ là người đầu tiên lái thử Su-27 mà còn là người đưa ra các nhận xét cả ưu nhược điểm của máy bay này. Những phát hiện của ông khi trải nghiệm với Su-27 đã dẫn tới những quyết định quan trọng trong là phải điều chỉnh thiết kế, giúp máy bay máy bay trở nên hoàn thiện hơn.
Phi công thử nghiệm Viktor Pugachev
Trong số các phi công gắn bó với danh tiếng của Su-27, ông là người nổi tiếng nhất. Tên của ông gắng liền với động tác bay kinh điển của dòng máy bay Su-27, đó là động tác "rắn hổ mang Pugachev". Đây là động tác cho phép máy bay giảm nhanh tốc độ trong khoảng thơi gian rất ngắn, từ tốc độ cận âm về tới khoảng 250km/h trong vòng 4-5 giây. Khả năng đó không chỉ như một cú phanh gấp của máy bay mà còn giúp máy bay đạt tới một góc tấn lớn, có lợi trong không chiến tầm gần.
Lần đầu tiên ông trình diễn động tác bay này là tại triển lãm hàng không quốc tế Le Bourget, tổ chức tại Paris năm 1989. Hơn mọi thông số kỹ thuật và những lời giới thiệu, động tác "rắn hổ mang" là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh khả năng cơ động vượt trội của máy bay Su-27.
Cũng tại Le Bourget 1989, Pugachev còn khiến giới hàng không quân sự thế giới phải sốc vì đã bay thẳng một mạch từ Moskva tới Paris trên chiếc Su-27 mà không cần tiếp nhiên liệu giữa chừng.
Trước đó, Pugachev là phi công điều khiển chiếc Su-27, số hiệu P-42 phá vỡ kỷ lục hàng không thế giới do F-15 tạo ra, đánh dấu sự trỗi dậy của Su-27 trong cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ thứ tư. Cụ thể, từ năm 1986 đến năm 1988, chiếc Su-27 số hiệu P42 đã thiết lập hơn 30 kỷ lục thế giới. Máy bay có thể đạt tới độ cao 3.000 m sau 25,4 giây, nhanh hơn 2 giây so với kỷ lục thế giới trước đó thuộc về máy bay F-15. Sau đó, máy bay còn tiếp tục đạt độ cao 15 km chỉ trong 1 phút 16 giây, nhanh hơn 7 giây so với kỷ lục của máy bay Mỹ.
Pugachev cũng là phi công đầu tiên thử nghiệm tiêm kích trên hạm Su-33 (còn gọi là Su-27K) trên tuần dương hạm mang máy bay Đô đốc Kuznetsov. Việc điều khiển máy bay cất/hạ cánh trên tàu sân bay luôn được xếp vào kỹ năng khó nhất trong các kỹ năng của phi công chiến đấu. Bởi không gian trên tàu sân bay là rất chật hẹp, phi công lái máy bay phải có một thần kinh thép mới làm chủ được sự cơ động của máy bay và tránh được các tai nạn thảm khốc có thể xảy ra.
Xã luận
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment