Wednesday, May 15, 2013

Chính phủ VN 'lâm chiến với vàng'


Trước việc VNĐ mất giá, giới phân tích cho rằng nhu cầu sở hữu vàng tại Việt Nam của người dân vẫn sẽ luôn cao

Trang blog của cây bút phân tích tiền tệ Max Keiser ngày 10/5 vừa có bài viết nhận định về thị trường vàng tại Việt nam. BBC tiếng Việt xin được giới thiệu với các bạn bài viết này.Chúng ta có thể tự hỏi rằng làm sao mà Việt Nam, một đất nước với lượng đầu tư vào vàng trong thời điểm giữa năm 2011-2012 chiếm đến 3% GDP, có thể xử lý việc cả thế giới lao đến vàng trong những tuần gần đây.

Nếu đem tổng số vàng mà Ngân hàng Nhà nước và người dân nước này đang sở hữu chia ra mức bình quân trên đầu người thì chúng ta có một tỷ lệ còn cao hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc.

Tuy nhiên Việt Nam lại không được hưởng lợi từ giá vàng thấp như những nước láng giềng.

Trong lúc việc thiếu nguồn cung vàng đẩy tới mức chênh lệch giá tăng lên ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, điều này không xảy ra ở mức độ như tại Việt Nam.

Tại đây, thị trường vàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ và Ngân hàng Nhà nước đã không thể đáp ứng được nhu cầu vàng. Hậu quả đó là giá vàng ở Việt Nam cao hơn đến 20% so với giá vàng thế giới.

Mức chênh lệch giá vàng tại Việt Nam đã tồn tại từ lâu ngay cả trước khi giá vàng giảm xuống hồi tháng trước.

Điều này chủ yếu là do một thị trường vàng mới đây được kiểm soát không đủ sức cung ứng cho nhu cầu. Điều này được thấy rõ hơn trong tháng trước khi chênh lệch giá tới 20% so với thế giới, là thực trạng như cơm bữa ở Việt Nam, cao hơn so với mức 7-11% từ những tháng trước.

"Người dân Việt Nam đổ lỗi cho Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vì mức chênh lệch cao cũng như nguồn cung hạn chế"


Ổn định thị trường

Trong thời giần đây, chính phủ Việt Nam đã ra sức kiểm soát vàng nhằm 'ổn định' và ngăn ngừa tình trạng thao túng thị trường.

Trước năm ngoái, vàng được buôn bán tự do tại Việt Nam và được xem là một trong ba đơn vị tiền tệ có thể được sử dụng bên cạnh đôla và tiền đồng (VND).

Bằng việc kiểm soát nguồn cung vàng nội địa, và từ đó tiến tới kiểm soát nhu cầu, chính phủ Việt Nam đang tìm cách giảm các giao dịch bằng vàng để thanh toán cũng như làm giảm vai trò của vàng như thứ tài sản cất trữ an toàn.

GFMS, Công ty tư vấn kim loại quý, dự đoán rằng giá vàng sẽ tiếp tục hạ xuống ít nhất là 25% vào năm nay so với năm ngoái, trong bối cảnh người dân tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận vàng vì sự kiểm soát nguồn cung của chính phủ.

Kể từ năm ngoái, hàng loạt các chính sách đã được áp dụng sau khi chính phủ Việt Nam kiểm soát toàn diện thị trường vàng và kết quả là chênh lệch giữa giá vàng nội địa và quốc tế ngày càng tăng.

Với thực tế là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa đủ sức để thiết lập hệ thống quản lý nguồn cung vàng thì làm sao họ có thể kiểm soát nổi vì giá vàng hạ khắp nơi trên thế giới, với tất cả các đơn vị tiền tệ?

Người dân Việt Nam đổ lỗi cho Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vì mức chênh lệch cao cũng như nguồn cung hạn chế. Bất chấp việc nhập khẩu 95% vàng trong năm 2011, Việt Nam kể từ đó vẫn chưa nhập khẩu thêm vàng, theo GFMS.
Vấn đề lớn

Các ngân hàng sẽ phải chạy đua để mua lại lượng vàng bán ra nhằm phục vụ cho yêu cầu của người gửi trước ngày 30 tháng 6 năm nay

Tuy nhiên, buôn lậu vẫn còn lan tràn.

"Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là bình ổn thị trường nội địa để ngăn chặn thao túng giá," Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình nói.

Kể từ tháng Bảy năm 2012, chính phủ đã đảm nhiệm việc sản xuất vàng và vàng SJC trở thành thương hiệu quốc gia. Khi SJC được công bố là sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của Nhà nước, đồng thời trở thành nhà cung cấp duy nhất, người dân đã lo ngại việc thị trường vàng bị kiểm soát như tiền tệ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình tin rằng đồng tiền Việt Nam (VND) không có tính liên thông với thị trường tiền tệ quốc tế vì không nằm trên sàn giao dịch tiền tệ, vì thế vàng cũng không thể bị ảnh hưởng bởi thị trường bên ngoài.

Quan ngại hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng đó là việc họ từng nhập khẩu 100 tấn/năm, và việc này ảnh hưởng đến tỷ giá VND/đôla.

"Trong quá khứ, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4,4 tỷ đôla ngoại tệ, chủ yếu là đôla để nhập khẩu khoảng 100 tấn vàng," Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Một phần chính sách quản lý được thiết lập đối với thị trường vàng là nhằm 'ổn định thị trường' mà theo Thống đốc Bình, không có nghĩa là mức chênh lệch giữa giá nội địa và thế giới phải được rút ngắn. Tuy nhiên ông Bình cũng nói điều này dự đoán sẽ xảy ra về trung hạn đến dài hạn.
Hạn chót

"Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong tháng Một, các ngân hàng giờ đây phải trả lại ít nhất 20 tấn vàng được gửi trước thời hạn tháng Sáu. Hiện giờ, lại xuất hiện hiện tượng tranh giành để lấy lại vàng đã bán đi trong thị trường nội địa, khiến nhiều đợt đấu thầu số lượng lớn xảy ra ở giá cao hơn bình thường."


Trong một động thái gây bất ngờ, hồi tháng Một, Ngân hàng Nhà nước công bố tất cả các ngân hàng phải hoàn trả lượng vàng huy động từ dân trước ngày 30/6.

Các ngân hàng trước đó đã khuyến khích người dân gửi vàng và trả lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên trong năm 2011, một loạt các ngân hàng được lựa chọn bởi chính phủ được phép dùng 40% vàng đang có ở dạng gửi để đầu cơ. Vào lúc đó, lãi suất tiền gửi cao đến 18% và lãi suất vay vốn đến 26% trong khi lãi suất liên ngân hàng cao đến 30%.

Trong khi đó, lãi suất vàng gửi chỉ có 3% một năm. Các ngân hàng trên đã đem vàng gửi đi bán để hưởng lợi từ lãi suất cao.

Năm ngoái các ngân hàng này lại hạ lãi suất để giảm tính hấp dẫn của việc trữ vàng trong ngân hàng.

Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong tháng Một, các ngân hàng giờ đây phải trả lại ít nhất 20 tấn vàng được gửi trước thời hạn tháng Sáu. Hiện giờ, lại xuất hiện hiện tượng tranh giành để lấy lại vàng đã bán đi trong thị trường nội địa, khiến nhiều đợt đấu thầu số lượng lớn xảy ra ở giá cao hơn bình thường.
Đấu thầu vàng

Các chính sách quản lý vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình bị giới phân tích chỉ trích là thiếu nhất quán

Từ tháng Một năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã công bố sẽ tiến hành nhiều phiên đấu thầu để giảm sự bất ổn của thị trường và ổn định thị trường vàng vốn đã gặp nhiều khó khăn về nguồn cung.

Vàng được đấu thầu nhằm đáp lại nhu cầu của các ngân hàng thương mại vốn đang tìm cách để mua thêm vàng nhằm đáp lại yêu cầu của người gửi trước ngày 30 tháng Sáu.

Trong tổng số 13 phiên đấu thầu, các ngân hàng thương mại đã mua tổng cộng 13,7 tấn vàng được Ngân hàng Nhà nước rao bán.

Nhu cầu cao từ các ngân hàng trong nước đồng nghĩa với việc "mức chênh lệch giá giữa vàng trong nước và nước ngoài là không thể tránh khỏi," Ngân hàng Nhà nước bình luận.

Ngân hàng Nhà nước không còn cấp giấy phép cho các doanh nghiệp tư nhân muốn nhập khẩu hay sản xuất vàng thỏi. Mục đích của những đợt đấu thầu gần đây đó là giúp cho các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn cung. Ngân hàng Nhà nước lập luận rằng với lượng vàng bán ra thị trường thông qua các phiến đấu thầu, áp lực lên nguồn cung được giảm và từ đó ngăn chặn giá vàng nội địa tiếp tục tăng hơn nữa.
Vàng 'lậu'

"Ở một đất nước mà người dân chọn tiền chắc chắn (vàng) thay cho tiền xấu (VND), sẽ luôn có một nhu cầu muốn sở hữu vàng."


Năm ngoái, khoảng 2000 cửa hàng kinh doanh vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh phải đóng cửa hoặc đối mặt với việc bị đóng cửa vì luật quy định các cửa hàng với vốn đăng ký quá thấp không được tiếp tục hoạt động.

Chợ đen khiến hàng giả và các mặt hàng không đạt chất lượng lưu thông trong thị trường dễ dàng. Khoảng 10 nghìn công ty được dự đoán sẽ phải qua cửa chợ đen trước hệ quả của những văn bản qui định mới, điều này cho thấy nhu cầu vàng miếng vẫn rất cao ở nước này.

Không những vậy, thị trường chợ đen sẽ càng được khuyến khích khi chênh lệch giá vàng trong nước và nước ngoài tiếp tục tăng. Báo chí đưa tin về tình trạng buôn lậu vàng vẫn tiếp tục được đưa ra và nhiều phân tích cho rằng tình trạng này sẽ tiếp tục nếu như sự chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn còn.

Tiền đồng Việt Nam (VND) những tuần gần đây liên tục chịu áp lực khi tin đồn về vàng nhập khẩu trái phép tiếp tục đẩy giá đồng tiền này xuống vì người ta phải lấy tiền đồng ra mua đôla để nhập vàng lậu.

Trong khi lạm phát không còn tăng ở mức như trước đây, nó vẫn tiếp tục tăng và vì vậy góp phần làm mất giá VND. Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ tăng trưởng thấp nhất năm ngoái, nhưng lạm phát tiếp tục tăng. Bất chấp việc có giảm tốc so với năm 2011, lạm phát vẫn tiếp tục tăng.

Người ta hạn chế thị trường vàng nhằm mục đích thay đổi cái nhìn về việc sử dụng vàng. Tuy nhiên khi tiền đồng vẫn mất giá, người dân sẽ tìm đến thứ tài sản chắc chắn hơn để sở hữu.

Tại một đất nước mà người dân chọn tiền chắc chắn (vàng) thay cho tiền xấu (VND), sẽ luôn có một nhu cầu muốn sở hữu vàng.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã biến việc buôn bán vàng trở thành bất hợp pháp đối với bất kỳ ngân hàng hay doanh nghiệp không có giấy phép nào, bản thân họ không có đủ sức để tổ chức nhập khẩu và sản xuất, vì vậy nhu cầu vàng ở thị trường chợ đen sẽ vẫn tiếp tục, dù có chênh lệch giá hay không.
BBC

No comments: