Monday, April 22, 2013

Sửa đổi Hiến Pháp hay kéo lùi Lịch sử, đẩy lùi phong hóa?


Dẫn giải 5: GÓP Ý SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU HIẾN PHÁP 1992;
* CẦN SỬA “LỜI NÓI ĐẦU” DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2012 VÌ KHÔNG TƯƠNG THÍCH MỘT THÔNG ĐIỆP PHÂP LÝ...

ĐIỀU 67 HIẾN PHÁP NĂM 1992 SỬA THÀNH ĐIỀU 63 SẼ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI TINH THẤN CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN NHÂN NẾU XẢY RA CHIẾN TRANH VỚI TRUNG QUỐC
( Dẫn giải 6 ) Điều 67 của Hiến pháp 1992 quy định cụ thể trách nhiệm của Nhà nước đối với các đối tượng quân nhân: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ…”
Về Điều 67 này đã được sửa thành Điều 63 (sửa đổi, bổ sung Điều 67)
“1. Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
2. Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.”
Theo ý kiến của tôi, sửa Điều 67 của Hiến pháp 1992 thành Điều 63 với những quy định chung chung như Điều 63 sẽ ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới tinh thần chiến đấu của bộ đội nếu xảy ra chiến tranh; vì sau khi chiến tranh kết thúc, các đối tượng này rất có thể cũng chỉ được xem xét chế độ chính sách như các đối tượng bị rủi ro, tàn tật khác vì Hiến pháp không chỉ định rõ các “đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi” đặc cách, riêng ? Có công, bị thương tích trong chiến tranh phải được đối xử khác với có công bị thương vong trong lao động hòa bình…Đó là điều đã được quy định trong Điều 67 HP 1992?
Điều 63 của Hiến pháp 1992 xác định Nhà nước đã xác định Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ; Còn trong Điều 63 HP sửa đổi, trách nhiệm này đã bị HP xã hội hóa bằng việc đẩy sang cho cả hệ thống an sinh xã hội: "Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững..." tức đẩy ra cho dân tự lo lấy, nuôi các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ còn Nhà nước đứng đằng sau, rất dễ lẩn tránh trách nhiệm ? Nếu như vậy thì làm sao quân đội lại xả thân vì đất nước được nếu xay ra chiến tranh xâm lược đến từ phương bắc ?
Ai là tác giả của sự sửa đổi Điều 67 HP 1992 thành Điều 63 này và nhằm mục đích gì ?!
Đề nghị không sửa đổi nội dung Điều 67 mà cần giữ nguyên; có thể sắp xếp lại thứ tự…

ĐIỀU 62 HP 1992 SỬA THÀNH ĐIỀU ĐIỀU 36 ( HP 1992 SỬA ĐỔI ): LÀ KẾ, TIỀN ĐỀ ĐỂ NHÀ NƯỚC HẠN CHẾ, TIẾN ĐẾN TƯỚC ĐOẠT QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT THỔ CƯ, VIỆC ĐÃ, ĐANG LÀM VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN ?
( Dẫn giải 3 )
Hiến pháp năm 1992, tại Ðiều 62 là điều quy định quyền được xây nhà trên đất của mình, một quyền sơ đẳng của người dân ( thứ nhất: chọn nghề; thứ 2: làm nhà; thứ 3; lấy vợ…): “Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật.”
Nhà ở đối với người dân Việt Nam là một vấn đề hệ trọng không chỉ về phương diện pháp lý mà còn liên quan tới phạm trù văn hóa: an cư-lạc nghiệp; vì nhà ở là một thứ tài sản lớn, truyền đời…
Về nguyên tắc chăn dân xưa nay: đất nước càng phát triển thì luật pháp, các chính sách kinh tế-xã hội do nhà nước ban hành ngày càng phải khoan, nới sức dân-đó mới chính là kế sâu rễ bền gốc…Nguyễn Trãi từng đã khuyên Lê Lợi khi về tiếp quản Thăng Long hoang tàn từ tay nhà Minh: Xin bệ hạ hãy khoan sức dân để tính kế sâu rễ bền gốc…
Đằng này, với HP sửa đổi năm 2013 thì việc xây nhà của người dân vốn đã được quy định minh bạch tại Điều 62 HP 1992 không cởi mở hơn mà lại bị tước đi và thít chặt lại; thậm chí quyền sở hữu quyền sử dụng đất thổ cư của người dân thành phố theo quy định tại Điều 36 HP sửa đổi đang đứng trước những nguy cơ, đe dọa bị tước, cướp từ đám sâu trong bộ máy công quyền…
Hiện nay người dân ở nông thôn đang rên xiết về nạn cướp đất của chính quyền thông qua các quả dự án kinh tế-xã hội; Với quy định tại Điều 36 của HP sửa đổi 2013 đã chỉnh sửa Điều 62 HP 1992 đã tìm cách bê cái nguy cơ này từ nông thôn ra thành phố…

Điều 62 HP 1992 viết như sau: -" Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và có nhà được đảm bảo "

Điều 36 HP 1992 sửa đổi viết lại như sau:
“1.Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp;
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có nơi ở.”
Sửa như Điều 36 HP sửa đổi là đã ngang nhiên xóa, tước đi quyền được xây nhà của người dân được HP 1992 thừa nhận; HP sửa đổi để lại cho người dân còn lại quyền có nơi ở- là một cái quyền hết sức chung chung, mơ hồ, vô điều kiện ?

Với quy định như Điều 62 HP 1992, đối với một người dân ví như ở Hà Nội, nếu công dân này có một diện tích đất thổ cư trên 20 m2, không có tranh chấp, theo quy định của Hà Nội tất yếu người đó được quyền xây nhà trên lô đất đó; Nếu người dân này làm thủ tục xin giấy phép xây nhà, quá 20 ngày, nếu chính quyền quận chưa kịp cấp giấy phép thì người dân đó nghiễm nhiên được xây nhà cho mình, không phải chờ có giấy phép mà không vi phạm pháp luật…
Còn quy định như Điều 36 HP sửa đổi, khi công dân muốn xây nhà trên đất của mình khi mà HP không cho anh cái quyền được xây, anh chỉ còn cách cạy cục, phong bì để được chiếu cố cấp giấy phép xây dựng…Chưa kể là người ta sẽ vẽ ra một bản quy hoạch treo gì đó để vô hiệu việc xin phép xây dựng của nhưng cư dân trên các lô đất này; người ta nhân danh lợi ích cộng đồng, của địa phương để vô hiệu quyền sử dụng đất thổ cư của anh, ép dân có đất ở đây phải nhượng lại đất, đến các khu chung cư do chính quyền sắp xếp để bố thì cho anh cái quyền có nơi ở, còn đất vàng của mình thí rất có thể sẽ bị tước đoạt ngon lành?
Như vậy với việc sửa Điều 62 HP 1992 thành Điều 36 là một quái chiêu hoặc là: một, để moi phong bì dân; hai, là tìm cách để tước đoạt quyền sử dụng đất của cư dân thành phố, một việc đã rồi đã và đang được tiến hành đối với dân nông thôn.
Với Điều 36 của HP sửa đổi khác gì hành động, mưu kế do người ta nhân danh nhà nước để tìm cách “ bóp dái “ dân ?!
Chả nhẽ một nhà nước trưng cờ biển: của dân, do dân, vì dân mà lại nghỉ ra cái Điều 36 là điều tạo điều kiện cho đám sâu có cơ hội để lèn, trấn, moi tiền của dân, cướp đất của dân…Xin hỏi đó là loại nhà nước gì ?
Phải hủy ngay Điều 36 HP sửa đổi và khôi phục lại nguyên trạng Điều 62 của HP 1992 !


ĐIỀU 39 HP SỬA ĐỔI ĐIỀU 64 HP 1992- SỬA NHƯ VẬY LÀ “ LỢN LÀNH THÀNH LỢN QUÈ" ?
(Dẫn giải 4 )

Ðiều 64 của Hiến pháp 1992 đã quy định chế độ hôn nhân và trách nhiệm của xã hội, trách nhiệm pháp lý của các thành viên trong một gia đình và mối gắn kết giữa gia đình và xã hội như sau:
“Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.”
Quy định như Điều 64 là đầy đủ và cần thiết khi pháp lý hóa vấn đề trách nhiệm 2 chiều: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.”
Do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường nên đã dẫn tới tình cảnh trong xã hội hiện tại đang xuất hiện tình cảnh: cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái trong việc chăm nuôi học hành, tạo dựng nghề nghiệp; mặt khác quy định như Điều 64 là cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm cha mẹ đối với trẻ vị thành niên phạm pháp; Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm một phần khắc phục hậu quả chứ không thể đẩy hậu quả do con cái của họ gây ra cho xã hội…
Điều thứ 2, quy định như Điều 64 cũng là cơ sở pháp lý để nếu ai đó bạc đãi cha mẹ, ông bà thì chính quyền có cơ sở pháp lý để phân xử điều chỉnh, điều tiết những hành vi trái không chỉ trái đạo đức mà là vi phạm pháp luật. Hiện nay Trung Quốc cũng đã phải đưa trở lại hiến pháp về trách nhiệm pháp lý của bố mẹ với con cái và ngược lại; Nếu không hiến định điều này sẽ khiến cho xã hội phải gánh thêm những gánh nặng do các thành viên trong các gia đình cố tính đẩy ra xã hội người thân của mình.Tình hình này đang có cơ phát triển do sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường.
Đáng tiếc những điều được viết chặt chẽ trong Điều 64 HP 1992 đã bị chỉnh sửa thành Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)
“1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.”
Việc chỉnh sửa tại Điều 39 đã xóa đi những quy định rất có lý, có tình tại Điều 64 và tất yếu sẽ gây cho xã hội thêm những gánh nặng, những điều bất ổn như đã phân tích ở trên…
Qua một vài phân tích trên cho thấy: hình như Nhà nước đang tìm các tiểu xảo, mẹo vặt để trị dân, để buộc dân phải im, thuận chấp thuận sự cai trị của Nhà nước...Nhà nước muốn phục hưng và trường tồn dân tộc thì phải có những sáng kiến đại nghĩa, khoan sức dân-đó mới là kế sâu rễ, bền gốc; Điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh lo và khuyên Lê Lợi sau khi đánh thắng giặc Minh; đáng tiếc ý kiến của Nguyễn Trãi đã không được nghe theo và ông đã phải trả giá cuộc đời mình cho nỗi quan hoài về hệ thống chính sách của nhà nước khoan sức dân trong thời bình ?!
Phạm Viết Đào

No comments: