Vualambao
- "Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là, theo nguồn tin của truyền thông Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này đã giới thiệu mẫu hộ chiếu mới này vào ngày 12.5.2012, trước các phóng viên và đại diện ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh, nhưng tại thời điểm đó, không ai lên tiếng phản đối." - Tướng Daniel Schaeffer.
Tướng về hưu Daniel Schaeffer nguyên là tùy viên quân sự của Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập về Biển Đông.
Đánh lận con đen?
Ông đánh giá thế nào về sự leo thang của Trung Quốc liên quan đến tấm bản bồ "đường lưỡi bò"? Năm 2009, họ trình tấm bản đồ này lên Liên Hợp Quốc, và đến nay thì họ in thẳng vào hộ chiếu điện tử của công dân của họ.Vấn đề là tấm bản đồ không được in ra mặt ngoài, mà ở các trang bên trong. Tôi nghĩ đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc nhằm tìm kiếm cái mà họ cho là "sự công nhận" của tất cả các nước trên thế giới.
Chẳng hạn, một công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến Pháp với một tấm hộ chiếu có in bản đồ "đường lưỡi bò" như vậy. Hải quan Pháp sẽ đóng dấu nhập cảnh lên cái trang có bản đồ, hay không?
Cho tới giờ thật khó có thể có một đánh giá đầy đủ về động thái này của Trung Quốc. Nhưng có một điều chắc chắn tôi biết là không chỉ ở những nước có tranh chấp với Trung Quốc về lãnh thổ, lãnh hải như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, hay Ấn Độ, mà ở nhiều nước khác người ta đã lên tiếng, ở những mức độ khác nhau, về hành động này của Trung Quốc.
Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là Trung Quốc đã giới thiệu mẫu hộ chiếu mới này vào ngày 12.5.2012, trước các phóng viên nước ngoài và đại diện ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh, nhưng tại thời điểm đó, không ai lên tiếng gì cả về loại hộ chiếu mới này.
Tướng Daniel Schaeffer tại Hội thảo Biển Đông năm 2011. Ảnh Huỳnh Phan
Tôi nghĩ, nếu có sự phản đối mạnh mẽ, ít nhất là từ những nước cũng có yêu sách về chủ quyền Biển Đông, chắc hẳn Trung Quốc phải xem xét lại quyết định của họ. Chứ bây giờ thì quá muộn rồi, bởi hộ chiếu đã được Trung Quốc in và được cấp cho công dân của họ.
Ông có chắc là có cuộc họp báo vào ngày 12.5.2012 để giới thiệu mẫu hộ chiếu mới này?
Khi câu chuyện bắt đầu ầm ĩ lên trong tháng này, tôi đã tìm kiếm trên Internet tất cả các nguồn thông tin có thể, và tôi đọc được thông tin rằng đã có một cuộc giới thiệu không chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước các phóng viên quốc tế, cũng như đại diện ngoại giao, tại Bắc Kinh.
Nguồn thông tin này cũng khẳng định rằng mọi người đều biết về mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc kể từ ngày 12.5.2012. Nếu đúng như vậy, tại sao bây giờ mới có sự phản ứng, tôi không hiểu.
Xin được hỏi lại ông rằng ông đọc tin này ở nguồn nào? Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã, hay AFP, chẳng hạn?
Nguồn tin của Trung Quốc, hình như là Tân Hoa Xã.
Tôi vẫn thắc mắc là nếu AFP, Reuters, hay AP có mặt ở đó, họ chắc chắn sẽ phát hiện ra điều gì bất thường trong mẫu hộ chiếu mới. Hoặc, có thể Việt Nam có những lý do riêng để tìm cách khác, chứ Philippines thì họ ngại gì. Bởi lúc đó vụ Scarborough cũng đang lên tới đỉnh điểm căng thẳng mà. Ông có nghĩ như vậy không?
Đúng thế. Tôi chỉ tìm thấy nguồn thông tin từ Trung Quốc thôi.
Tôi đồ rằng, có thể trong cuộc họp báo đó họ không nói cụ thể là mẫu hộ chiếu mới sẽ có in tấm bản đồ, bao gồm cả phần lãnh thổ và lãnh hải hiện đang trong tình trạng tranh chấp với các nước láng giềng, hoặc trong khu vực.
Kiểu đánh lận con đen?
Có thể như vậy.
Nỗ lực quốc tế để chặn Trung Quốc
Có một học giả nước ngoài tham dự Hội thảo Quốc tế Việt Nam Học tại Hà Nội, khi trao đổi với tôi, có nêu ra ý kiến rằng Việt Nam nên làm cái dấu có khắc những dòng chữ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, thể hiện trên tấm bản đồ "đường lưỡi bò", và cộp thẳng lên những tấm hộ chiếu đó. Như vậy, phía Trung Quốc, nếu không muốn giữ cái dấu "ô nhục" đó, họ sẽ phải tự hủy loại hộ chiếu đó đi.
Hơn nữa, Việt Nam cũng không thể áp dụng cách của Ấn Độ là cấp cho công dân Trung Quốc đi qua cửa khẩu một tấm thị thực rời có in tấm bản đồ của Ấn Độ, có cả 2 khu vực mà Ấn Độ khẳng định chủ quyền. Bởi, tranh chấp ở Biển Đông là tranh chấp đa phương, chứ không phải song phương.
Ông có nghĩ là thủ đoạn mới này của Trung Quốc sẽ giúp họ tìm được sự công nhận lớn hơn trong cộng đồng quốc tế về yêu sách "đường lưỡi bò" của họ không?
Tôi không tin là họ có thể bằng hành động này có thể chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Biển Đông là của họ. Rõ ràng, Biển Đông, cũng như Bắc Băng Dương, hay Địa Trung Hải, được coi là vùng biển quốc tế, bởi vì chúng phục vụ cho lợi ích chung của loài người, chứ chẳng riêng quốc gia nào.
Tôi nghĩ nếu Trung Quốc tự tin rằng về mặt pháp lý Biển Đông là của họ, thì họ hãy mạnh dạn đưa ra trước tòa án công lý quốc tế để phân xử rõ ràng. Thế nhưng, Trung Quốc luôn lẩn tránh trước đòi hỏi này.
Ngay cả thời kỳ Pháp đô hộ Đông Dương, khi có tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa, chính quyền Trung Hoa cũng không dám cùng Pháp, với tư cách là đại diện cho quyền lợi của nước An Nam, ra tòa án quốc tế để phân xử.
Ông có để ý rằng tháng 5.2009 Trung Quốc lần đầu tiên công bố chính thức, ở cấp nhà nước, tấm bản đồ "đường lưỡi bò", kèm theo bức thư phản đối Việt Nam và Malaysia. Các học giả về Biển Đông dường như đều nhất trí rằng đó là động thái bị động của Trung Quốc, khi Việt Nam và Malaysia cùng trình bản yêu sách chung về thềm lục địa mở rộng lên Liên Hợp Quốc, mặc dù Trung Quốc chưa có sự chuẩn bị nào về cơ sở pháp lý.
Và qua các hội thảo quốc tế Biển Đông tại Việt Nam mà ông đã tham dự, cũng như tại các hội thảo quốc tế khác, các học giả Trung Quốc cứ quanh co giải thích nào là vùng nước lịch sử, nào là di sản của quá khứ (từ thời Tưởng Giới Thạch). Điều đó chứng tỏ cơ sở pháp lý của họ yếu đến mức nào.
Thế nhưng, sau ban năm, bằng hành động in bản đồ lên hộ chiếu, dường như họ đã chủ động thách thức các nước có yêu sách chủ quyền khác ở Biển Đông, cũng như dư luận quốc tế. Đó là bước leo thang mới?
Đúng vậy, cùng với gia tăng khẳng định cái gọi là "Tam Sa", rồi tổ chức tour ra Hoàng Sa (của Việt Nam)... Tôi nghĩ họ sẽ không dừng lại. Vấn đề là cộng đồng quốc tế phải tìm cách chặn họ lại.
Ông nghĩ bằng cách nào?
Nhiều nước phương Tây có lợi ích kinh tế ở Trung Quốc nên chắc gì đã có phản ứng mạnh mẽ với Trung Quốc, với tư cách từng quốc gia đơn lẻ. Thế nhưng, theo tôi, một nỗ lực chung cần thiết vẫn là phải buộc Trung Quốc từ bỏ yêu sách "đường lưỡi bò", vì đó là vùng biển quốc tế, ảnh hưởng nhiều đến hàng hải và thương mại quốc tế.
Mặc dù Trung Quốc vẫn khẳng định rằng yêu sách của họ không ảnh hưởng gì đến tự do hàng hải, nhưng liệu ai dám tự tin nói rằng một khi yêu sách "đường lưỡi bò" được công nhận, Trung Quốc vẫn tôn trọng cái quyền này, mà không biến thành "ao nhà" của họ?
Huỳnh Phan
Tuan Vietnam
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
- "Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là, theo nguồn tin của truyền thông Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này đã giới thiệu mẫu hộ chiếu mới này vào ngày 12.5.2012, trước các phóng viên và đại diện ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh, nhưng tại thời điểm đó, không ai lên tiếng phản đối." - Tướng Daniel Schaeffer.
Tướng về hưu Daniel Schaeffer nguyên là tùy viên quân sự của Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập về Biển Đông.
Đánh lận con đen?
Ông đánh giá thế nào về sự leo thang của Trung Quốc liên quan đến tấm bản bồ "đường lưỡi bò"? Năm 2009, họ trình tấm bản đồ này lên Liên Hợp Quốc, và đến nay thì họ in thẳng vào hộ chiếu điện tử của công dân của họ.Vấn đề là tấm bản đồ không được in ra mặt ngoài, mà ở các trang bên trong. Tôi nghĩ đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc nhằm tìm kiếm cái mà họ cho là "sự công nhận" của tất cả các nước trên thế giới.
Chẳng hạn, một công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến Pháp với một tấm hộ chiếu có in bản đồ "đường lưỡi bò" như vậy. Hải quan Pháp sẽ đóng dấu nhập cảnh lên cái trang có bản đồ, hay không?
Cho tới giờ thật khó có thể có một đánh giá đầy đủ về động thái này của Trung Quốc. Nhưng có một điều chắc chắn tôi biết là không chỉ ở những nước có tranh chấp với Trung Quốc về lãnh thổ, lãnh hải như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, hay Ấn Độ, mà ở nhiều nước khác người ta đã lên tiếng, ở những mức độ khác nhau, về hành động này của Trung Quốc.
Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là Trung Quốc đã giới thiệu mẫu hộ chiếu mới này vào ngày 12.5.2012, trước các phóng viên nước ngoài và đại diện ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh, nhưng tại thời điểm đó, không ai lên tiếng gì cả về loại hộ chiếu mới này.
Tướng Daniel Schaeffer tại Hội thảo Biển Đông năm 2011. Ảnh Huỳnh Phan
Tôi nghĩ, nếu có sự phản đối mạnh mẽ, ít nhất là từ những nước cũng có yêu sách về chủ quyền Biển Đông, chắc hẳn Trung Quốc phải xem xét lại quyết định của họ. Chứ bây giờ thì quá muộn rồi, bởi hộ chiếu đã được Trung Quốc in và được cấp cho công dân của họ.
Ông có chắc là có cuộc họp báo vào ngày 12.5.2012 để giới thiệu mẫu hộ chiếu mới này?
Khi câu chuyện bắt đầu ầm ĩ lên trong tháng này, tôi đã tìm kiếm trên Internet tất cả các nguồn thông tin có thể, và tôi đọc được thông tin rằng đã có một cuộc giới thiệu không chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước các phóng viên quốc tế, cũng như đại diện ngoại giao, tại Bắc Kinh.
Nguồn thông tin này cũng khẳng định rằng mọi người đều biết về mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc kể từ ngày 12.5.2012. Nếu đúng như vậy, tại sao bây giờ mới có sự phản ứng, tôi không hiểu.
Xin được hỏi lại ông rằng ông đọc tin này ở nguồn nào? Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã, hay AFP, chẳng hạn?
Nguồn tin của Trung Quốc, hình như là Tân Hoa Xã.
Tôi vẫn thắc mắc là nếu AFP, Reuters, hay AP có mặt ở đó, họ chắc chắn sẽ phát hiện ra điều gì bất thường trong mẫu hộ chiếu mới. Hoặc, có thể Việt Nam có những lý do riêng để tìm cách khác, chứ Philippines thì họ ngại gì. Bởi lúc đó vụ Scarborough cũng đang lên tới đỉnh điểm căng thẳng mà. Ông có nghĩ như vậy không?
Đúng thế. Tôi chỉ tìm thấy nguồn thông tin từ Trung Quốc thôi.
Tôi đồ rằng, có thể trong cuộc họp báo đó họ không nói cụ thể là mẫu hộ chiếu mới sẽ có in tấm bản đồ, bao gồm cả phần lãnh thổ và lãnh hải hiện đang trong tình trạng tranh chấp với các nước láng giềng, hoặc trong khu vực.
Kiểu đánh lận con đen?
Có thể như vậy.
Nỗ lực quốc tế để chặn Trung Quốc
Có một học giả nước ngoài tham dự Hội thảo Quốc tế Việt Nam Học tại Hà Nội, khi trao đổi với tôi, có nêu ra ý kiến rằng Việt Nam nên làm cái dấu có khắc những dòng chữ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, thể hiện trên tấm bản đồ "đường lưỡi bò", và cộp thẳng lên những tấm hộ chiếu đó. Như vậy, phía Trung Quốc, nếu không muốn giữ cái dấu "ô nhục" đó, họ sẽ phải tự hủy loại hộ chiếu đó đi.
Hơn nữa, Việt Nam cũng không thể áp dụng cách của Ấn Độ là cấp cho công dân Trung Quốc đi qua cửa khẩu một tấm thị thực rời có in tấm bản đồ của Ấn Độ, có cả 2 khu vực mà Ấn Độ khẳng định chủ quyền. Bởi, tranh chấp ở Biển Đông là tranh chấp đa phương, chứ không phải song phương.
Ông có nghĩ là thủ đoạn mới này của Trung Quốc sẽ giúp họ tìm được sự công nhận lớn hơn trong cộng đồng quốc tế về yêu sách "đường lưỡi bò" của họ không?
Tôi không tin là họ có thể bằng hành động này có thể chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Biển Đông là của họ. Rõ ràng, Biển Đông, cũng như Bắc Băng Dương, hay Địa Trung Hải, được coi là vùng biển quốc tế, bởi vì chúng phục vụ cho lợi ích chung của loài người, chứ chẳng riêng quốc gia nào.
Tôi nghĩ nếu Trung Quốc tự tin rằng về mặt pháp lý Biển Đông là của họ, thì họ hãy mạnh dạn đưa ra trước tòa án công lý quốc tế để phân xử rõ ràng. Thế nhưng, Trung Quốc luôn lẩn tránh trước đòi hỏi này.
Ngay cả thời kỳ Pháp đô hộ Đông Dương, khi có tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa, chính quyền Trung Hoa cũng không dám cùng Pháp, với tư cách là đại diện cho quyền lợi của nước An Nam, ra tòa án quốc tế để phân xử.
Ông có để ý rằng tháng 5.2009 Trung Quốc lần đầu tiên công bố chính thức, ở cấp nhà nước, tấm bản đồ "đường lưỡi bò", kèm theo bức thư phản đối Việt Nam và Malaysia. Các học giả về Biển Đông dường như đều nhất trí rằng đó là động thái bị động của Trung Quốc, khi Việt Nam và Malaysia cùng trình bản yêu sách chung về thềm lục địa mở rộng lên Liên Hợp Quốc, mặc dù Trung Quốc chưa có sự chuẩn bị nào về cơ sở pháp lý.
Và qua các hội thảo quốc tế Biển Đông tại Việt Nam mà ông đã tham dự, cũng như tại các hội thảo quốc tế khác, các học giả Trung Quốc cứ quanh co giải thích nào là vùng nước lịch sử, nào là di sản của quá khứ (từ thời Tưởng Giới Thạch). Điều đó chứng tỏ cơ sở pháp lý của họ yếu đến mức nào.
Thế nhưng, sau ban năm, bằng hành động in bản đồ lên hộ chiếu, dường như họ đã chủ động thách thức các nước có yêu sách chủ quyền khác ở Biển Đông, cũng như dư luận quốc tế. Đó là bước leo thang mới?
Đúng vậy, cùng với gia tăng khẳng định cái gọi là "Tam Sa", rồi tổ chức tour ra Hoàng Sa (của Việt Nam)... Tôi nghĩ họ sẽ không dừng lại. Vấn đề là cộng đồng quốc tế phải tìm cách chặn họ lại.
Ông nghĩ bằng cách nào?
Nhiều nước phương Tây có lợi ích kinh tế ở Trung Quốc nên chắc gì đã có phản ứng mạnh mẽ với Trung Quốc, với tư cách từng quốc gia đơn lẻ. Thế nhưng, theo tôi, một nỗ lực chung cần thiết vẫn là phải buộc Trung Quốc từ bỏ yêu sách "đường lưỡi bò", vì đó là vùng biển quốc tế, ảnh hưởng nhiều đến hàng hải và thương mại quốc tế.
Mặc dù Trung Quốc vẫn khẳng định rằng yêu sách của họ không ảnh hưởng gì đến tự do hàng hải, nhưng liệu ai dám tự tin nói rằng một khi yêu sách "đường lưỡi bò" được công nhận, Trung Quốc vẫn tôn trọng cái quyền này, mà không biến thành "ao nhà" của họ?
Huỳnh Phan
Tuan Vietnam
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment