Friday, November 9, 2012

VƯƠNG TRIỀU TRUNG QUỐC ĐANG GẶP RẮC RỐI


Đôi khi những cuốn sách mà những nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước đọc có thể tiết lộ rất nhiều về những điều họ đang suy nghĩ. Vì vậy, một trong những cuốn sách được một số thành viên sắp tới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc – cơ quan quyết định cao nhất của đất nước – đọc, có thể làm người ta ngạc nhiên: đấy là cuốn Chế độ cũ và cách mạng của Alexis de Tocqueville.

Những nhà lãnh đạo mà ĐCSTQ sẽ trao cho chiếc gậy chỉ huy tại Đại hội XVIII, dự kiến tổ chức vào ngày 08 tháng 11, được nói là không chỉ đọc chẩn đoán của Tocqueville về điều kiện xã hội vào đêm trước của Cách mạng Pháp, mà còn đề nghị bạn bè của họ đọc nó nữa. Nếu đúng như thế, câu hỏi rõ ràng là vì sao các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc lại chuyền tay nhau tác phẩm cổ điển của nước ngoài nói về cuộc cách mạng xã hội này.
8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái
Tìm câu trả lời không phải là việc khó. Đấy có khả năng là những nhà lãnh đạo này cảm thấy rằng – bằng bản năng hay lí trí – cuộc khủng hoảng sắp xảy ra đe dọa sự sống còn của ĐCSTQ chẳng khác gì cuộc cách mạng Pháp đặt dấu chấm hết cho triều đình Bourbon vậy.

Dấu hiệu của sự lo lắng đã hiện rõ. Vốn đang chạy khỏi Trung Quốc hiện đạt mức cao kỉ lục. Những cuộc thăm dò các triệu phú đô la của Trung Quốc cho thấy một nửa trong số họ muốn di cư. Trong khi đang có những lời kêu gọi tăng cường dân chủ, ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc tương lai được nói là đã đến gặp con trai của cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách và là thần tượng của những người dân chủ ở Trung Quốc. Trong khi không nên kì vọng quá nhiều vào chuyến thăm này, nhưng có thể nói mà không sợ sai là các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc biết rằng Thiên triều đang sắp có loạn.

Ý tưởng cho rằng một hình thức khủng hoảng chính trị nào đó có thể chôn vùi Trung Quốc trong những năm tới có thể làm nhiều người – đặc biệt là các doanh nghiệp phương Tây và giới tinh hoa chính trị, những người đã coi sức mạnh và sự bền vững của ĐCSTQ là một sự đương nhiên – coi là ý tưởng nhảm nhí. Trong đầu óc của họ, quyền lực của Đảng là cực kì vững chắc, không gì có thể lay chuyển được. Tuy nhiên, một số xu hướng đang nổi lên –các xu hướng này còn chưa được quan sát hoặc chỉ được lưu ý một cách riêng rẽ – đã làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực giữa ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc. Đảng đánh mất sự tín nhiệm và quyền kiểm soát, còn xã hội thì có thêm sức mạnh và sự tự tin.

Một trong những xu hướng này là sự xuất hiện của những nhân vật độc lập có uy tín về mặt đạo đức trong xã hội: các doanh nhân thành đạt, các học giả có uy tín và các nhà báo, nhà văn nổi tiếng, và những blogger có ảnh hưởng. Chắc chắn là sau vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, ĐCSTQ đã theo đuổi một chiến lược kết nạp giới tinh hoa ngoài xã hội. Nhưng những người như Shuli Hu (胡淑丽người sáng lập hai tạp chí chuyên viết về kinh tế có ảnh hưởng), Pan Shiyi (潘石屹một nhà kinh doanh bất động sản dám nói thẳng), Yu Jianrong (于建嵘một nhà khoa học xã hội và trí thức có tiếng), Wu Jinglian (吴敬琏nhà kinh tế học hàng đầu), và các blogger như Hàn Hàn và Li Chengpeng李承鹏, là những người đã đạt được thành công trong lĩnh vực của mình, và đã duy trì tính toàn vẹn và sự độc lập của họ.

Tận dụng lợi thế của Internet và weibo (tương tự như Twitter), họ đã trở những chiến sĩ đấu tranh cho công bằng xã hội. Sự dũng cảm về mặt đạo đức và địa vị xã hội của họ, đến lượt mình, đã giúp họ xây dựng được sự ủng hộ của quần chúng (có hàng chục triệu đệ tử trên mạng weibo). Tiếng nói của họ thường điều chỉnh lại khuôn khổ của những cuộc tranh luận về chính sách xã hội và đẩy ĐCSTQ vào thế phòng ngự.

Đối với Đảng đấy là những hiện tượng rất đáng lo ngại. Đảng đã phải nhường những đỉnh cao chỉ huy trong nền chính trị Trung Quốc cho những người đại diện độc lập của các lực lượng xã hội mà Đảng không thể kiểm soát được. Độc quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tạo ra chuẩn mực đạo đức xã hội đã không còn, và bây giờ độc quyền của quyền lực chính trị cũng đang bị đe dọa.


Sự mất mát này kết hợp với sự sụp đổ uy tín của Đảng trong lòng những người dân bình thường. Chắc chắn là, sự mờ ám, bí mật và dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn hàm ý vấn đề về sự tín nhiệm. Nhưng, trong thập kỷ vừa qua, một loạt các vụ bê bối và khủng hoảng– liên quan đến an ninh công cộng, thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả mạo, ô nhiễm môi trường – đã phá hủy nốt một chút uy tín còn sót lại.

Một trong những sự kiện quan trọng là vụ sữa bột trẻ em bị nhiễm độc trong năm 2008. Việc đàn áp những tin tức nói về sự kiện của chính quyền (xảy ra ngay trước Thế vận hội Bắc Kinh) không chỉ làm cho nhiều trẻ sơ sinh bị chết, mà còn làm cho nhiều người Trung Quốc bình thường không còn tin tưởng vào chính quyền nữa. Về môi trường, có lẽ bằng chứng đáng kể nhất là người dân Bắc Kinh thích đọc các nghiên cứu của Đại sứ quán Hoa Kỳ về chất lượng không khí hơn những báo cáo của chính quyền của họ.

Một chế độ đã bị mất tín nhiệm thì chi phí cho việc duy trì quyền lực là cực kì cao và cuối cùng trở thành không thể chịu đựng được – bởi vì họ phải đàn áp thường xuyên hơn và nặng nề hơn.

Nhưng đàn áp càng ngày càng mang lại ít lợi ích cho Đảng hơn: giá phải trả cho những hành động tập thể giảm đi nhanh chóng. Chế độ chuyên chế tiếp tục duy trì được quyền lực nếu họ có thể chia rẽ dân chúng và ngăn chặn được những hoạt động đối lập có tổ chức. Mặc dù hiện nay Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đương đầu lực lượng đối lập chưa có tổ chức, nhưng hàng ngày nó đang phải trực diện với những hoạt động chống đối hầu như đã có tổ chức rồi.

Theo ước tính của các nhà xã hội học Trung Quốc, mỗi ngày đều có 500 cuộc bạo động, biểu tình tập thể, và đình công, tăng gần bốn lần so với một thập kỷ trước. Với sự phổ biến của điện thoại di động và máy tính có kết nối Internet, việc tổ chức những người ủng hộ và đồng minh trở thành dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hơn nữa, thách thức ngày càng gia tăng chứngtỏ dân chúng đã nhận thức được rằng chính quyền đã sợ dân và có xu hướng chấp nhận những yêu cầu của họ khi phải đối mặt với những người phản đối đầy giận dữ. Trong một số cuộc phản đối mang tính tập thể được nói đến nhiều trong năm vừa qua – vụ tranh chấp đất đại ở làng Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông và những cuộc phản đối liên quan đến môi trường ở Đại Liên, Shifang什邡và Giang Tô, Chính phủ đã chùn bước.

Nếu cai trị bằng sự dọa nạt không còn đứng vững được, những người cầm quyền mới của Trung Quốc phải bắt đầu lo lắng cho tương lai của ĐCSTQ. Khi cuộc cách mạng chính trị thầm lặng tiếp tục phát lộ, câu hỏi bây giờ là liệu họ sẽ chú ý đến dấu hiệu của nó, hay họ sẽ cố gắng để duy trì cái trật tự – giống như chế độ quân chủ Pháp – không thể cứu vãn được.

Bùi Mẫn Hân 裴敏欣là Giáo sư về quản trị tại Claremont MacKenna College và thành viên không thường trú của cáp của Quỹ Marshall Đức ở Hoa Kỳ.

No comments: