Vualambao
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
CHỨC TƯỚC thực ra cũng chỉ là một NGHỀ trong cái nghề làm chính trị, kinh tế… Nhưng là cái nghề có “quyền thế”, có “lộc” – và từ đó có “lợi quyền”, có “thế lực”. Nên “chức tước” mang ba đặc điểm: làm con người ta bị mê hoặc nhiều nhất, muốn chiếm đoạt mạnh nhất và từ bỏ khó nhất. Muốn có thế lực, muốn thế lực ngày càng mạnh, thì phải có “lực lượng” – bè cánh. Cùng lực lượng thì cùng lợi ích, cùng lo bảo vệ cái lợi ích chung đó, sinh ra “nhóm lợi ích”.
Khó từ bỏ chức tước (từ chức) có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, như trên đã nói, do chức gắn với quyền, và quyền gắn với lợi (chức uyền – quyền lợi). Thứ hai, do sự ràng buộc vô hình của “nhóm lợi ích” – Đã cấu kết thành bè cánh, thành nhóm, thành “phe”, thì việc từ chức không còn phụ thuộc mình anh ta nữa. Thứ ba, nếu chức tước do “mua” mà có, thì càng khó từ bỏ bởi còn cần thời gian để “thu hồi vốn” và kiếm lời! Và, thật buồn khi phải nói thêm điều này: Thực tế cho thấy, điều khiến người có chức không từ chức còn vì… người đó không nhận ra, không nhận thức được trình độ mình YẾU KÉM – kể cả RẤT YẾU KÉM, nên cứ VÔ TƯ YÊN VỊ trên cái GHẾ mà ông ta được ngồi, đang ngồi!.. Cho nên phải nói thêm: Muốn TỪ CHỨC, người có chức còn phải có TRÍ THỨC, phải THÔNG MINH chứ không thể như con vịt, suốt ngày ngộ nhận “cạc cạc”.
Lâu nay khi nói đến vấn đề TỪ CHỨC, hay dùng cụm từ “VĂN HÓA TỪ CHỨC”. Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) trong một bài trao đổi với vnexpress[1] thì nói cụ thể hơn: “Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri”. Và ông nói thêm “Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc”.
Nghe giải thích vậy, tưởng ổn mà hóa chưa ổn.
Trước tiên, cần nhắc lại ba điều đơn giản ai cũng biết này:
Thứ nhất, “CHỨC TƯỚC” dù ở cấp bậc nào, suy cho cùng đều do DÂN trực tiếp hay gián tiếp tạo ra, dựng nên. CHỨC to đến mấy cũng do DÂN và từ DÂN mà ra hết. Không có DÂN thì xưng tước với ai? Ra lệnh cho ai? Hò hét với ai? Lên mặt với ai và… TỪ CHỨC với ai?!.
Thứ hai, mọi CHỨC TƯỚC đều xuất phát từ NHU CẦU CUỘC SỐNG CỦA DÂN, CỦA NƯỚC chứ không phải vì bản thân người có chức. Khi hết “nhu cầu” hay khi không đáp ứng được nhu cầu, thì THÔI CHỨC, TỪ CHỨC là việc đương nhiên, là chuyện thường tình; thậm chí là TRÁCH NHIỆM và NGHĨA VỤ của người có chức nữa. Thật vậy, một ông giám đốc không biết làm việc hoặc làm việc quá yếu kém dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thua lỗ triền miên, không chịu từ chức, sẽ dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp, cho người lao động, thậm chí làm doanh nghiệp phá sản… Một quan đầu tỉnh kém cỏi, làm cả tỉnh tụt hậu, đời sống nhân dân khốn khó… Vậy mà không chịu từ chức, nhất định khư khư ôm chặt lấy cái ghế (cứ nhầm là ghế “của mình”!), thì đó là kẻ không chỉ vô văn hóa, mà còn thực sự vô trách nhiệm nữa. Phải biết XẤU HỔ khi doanh nghiệp “mình”, địa phương “mình”, ngành “mình”… thua kém doanh nghiệp “bạn”, địa phương “bạn”, ngành “bạn” mới là kẻ có TRÁCH NHIỆM, có lương tri, có văn hóa…
Thứ ba, Khi chức tước bị lợi dụng, lạm dụng, lộng quyền… trở thành trở lựccho cuộc sống xã hội, thì không đợi anh ta TỪ CHỨC mà phải dùng đến biện pháp mạnh: CÁCH CHỨC.
Vậy thì việc TỪ CHỨC đâu chỉ là chuyện “có văn hóa hay không có văn hóa”, là “có lương tri hay không có lương tri” mà còn phải được coi là HÀNH VI ĐẠO ĐỨC nữa. Những kẻ LẠM QUYỀN, TIẾM QUYỀN đều phải được gọi đích danh là bọn “thất đức”.
Mới đây thôi, một người Nhật – ông Ryu Matsumoto, Bộ trưởng Bộ Tái thiết , chỉ do LỠ LỜI với DÂN, mà phải “nghẹn ngào cất lời xin lỗi về những phát biểu của ông có thể làm tổn thương tình cảm của các nạn nhân thảm họa”. Đó rõ ràng là hành vi vừa mang tính VĂN HÓA, vừa là LƯƠNG TRI và cũng vừa là ĐẠO ĐỨC của một quan chức do dân, của dân, vì dân chứ?!. Thật buồn khi kiểm lại, từ sau vụ ngài Bộ trưởng Lê Huy Ngọ TỪ CHỨC (do lỗi của cấp dưới), đến nay, trước tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục… có khá nhiều chuyện bê bối… nhưng chưa hề thấy thêm một GƯƠNG TỪ CHỨC NÀO. Thực ra thì cũng đã có đấy, đó là trường hợp một vị vốn đảm nhiệm nhiều chức, nhưng khi cơ sở mà ông trực tiếp phụ trách gặp chuyện bê bối, thì ông từ chức – cái chức đang có chuyện bê bối mà chuyện bê bối lại chính là “tác phẩm” của ông. Còn cái chức chung chung khác, to hơn, nhiều lợi quyền hơn, thì không, không đời nào từ bỏ!.. Trong trường hợp ấy, đâu chỉ còn là vấn đề VĂN HÓA? Là ĐẠO ĐỨC hẳn hoi đấy chứ?!.
Các nước khi một người được bầu vào chức vị nào đó, thường trước khi đảm nhận thực sự, phải qua một bước thủ tục quan trọng: TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC. Thiết nghĩ đã đến lúc
Quốc Hội chúng ta cũng phải đưa cái chuyện TUYÊN THỆ này vào quy chế bầu cử. Và trong nội dung các lời tuyên thệ ấy, tối thiểu cũng nên có điều: “Nếu tôi không hoàn thành chức trách được giao, tôi sẽ xin từ chức”. Đồng thời Quốc Hội cần phải giải thích cho người đó hiểu rằng, nếu đã không hoàn thành chức trách được giao mà ngoan cố không từ chức, là vi phạm ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN và lúc ấy, Quốc Hội buộc phải thực thi cái QUYỀN LỰC TỐI CAO của NHÂN DÂN, là CÁCH CHỨC ông ta.
NGÓ QUA LÁNG GIỀNG XEM VĂN HÓA TỪ CHỨC:
Khó từ bỏ chức tước (từ chức) có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, như trên đã nói, do chức gắn với quyền, và quyền gắn với lợi (chức uyền – quyền lợi). Thứ hai, do sự ràng buộc vô hình của “nhóm lợi ích” – Đã cấu kết thành bè cánh, thành nhóm, thành “phe”, thì việc từ chức không còn phụ thuộc mình anh ta nữa. Thứ ba, nếu chức tước do “mua” mà có, thì càng khó từ bỏ bởi còn cần thời gian để “thu hồi vốn” và kiếm lời! Và, thật buồn khi phải nói thêm điều này: Thực tế cho thấy, điều khiến người có chức không từ chức còn vì… người đó không nhận ra, không nhận thức được trình độ mình YẾU KÉM – kể cả RẤT YẾU KÉM, nên cứ VÔ TƯ YÊN VỊ trên cái GHẾ mà ông ta được ngồi, đang ngồi!.. Cho nên phải nói thêm: Muốn TỪ CHỨC, người có chức còn phải có TRÍ THỨC, phải THÔNG MINH chứ không thể như con vịt, suốt ngày ngộ nhận “cạc cạc”.
Lâu nay khi nói đến vấn đề TỪ CHỨC, hay dùng cụm từ “VĂN HÓA TỪ CHỨC”. Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) trong một bài trao đổi với vnexpress[1] thì nói cụ thể hơn: “Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri”. Và ông nói thêm “Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc”.
Nghe giải thích vậy, tưởng ổn mà hóa chưa ổn.
Trước tiên, cần nhắc lại ba điều đơn giản ai cũng biết này:
Thứ nhất, “CHỨC TƯỚC” dù ở cấp bậc nào, suy cho cùng đều do DÂN trực tiếp hay gián tiếp tạo ra, dựng nên. CHỨC to đến mấy cũng do DÂN và từ DÂN mà ra hết. Không có DÂN thì xưng tước với ai? Ra lệnh cho ai? Hò hét với ai? Lên mặt với ai và… TỪ CHỨC với ai?!.
Thứ hai, mọi CHỨC TƯỚC đều xuất phát từ NHU CẦU CUỘC SỐNG CỦA DÂN, CỦA NƯỚC chứ không phải vì bản thân người có chức. Khi hết “nhu cầu” hay khi không đáp ứng được nhu cầu, thì THÔI CHỨC, TỪ CHỨC là việc đương nhiên, là chuyện thường tình; thậm chí là TRÁCH NHIỆM và NGHĨA VỤ của người có chức nữa. Thật vậy, một ông giám đốc không biết làm việc hoặc làm việc quá yếu kém dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thua lỗ triền miên, không chịu từ chức, sẽ dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp, cho người lao động, thậm chí làm doanh nghiệp phá sản… Một quan đầu tỉnh kém cỏi, làm cả tỉnh tụt hậu, đời sống nhân dân khốn khó… Vậy mà không chịu từ chức, nhất định khư khư ôm chặt lấy cái ghế (cứ nhầm là ghế “của mình”!), thì đó là kẻ không chỉ vô văn hóa, mà còn thực sự vô trách nhiệm nữa. Phải biết XẤU HỔ khi doanh nghiệp “mình”, địa phương “mình”, ngành “mình”… thua kém doanh nghiệp “bạn”, địa phương “bạn”, ngành “bạn” mới là kẻ có TRÁCH NHIỆM, có lương tri, có văn hóa…
Thứ ba, Khi chức tước bị lợi dụng, lạm dụng, lộng quyền… trở thành trở lựccho cuộc sống xã hội, thì không đợi anh ta TỪ CHỨC mà phải dùng đến biện pháp mạnh: CÁCH CHỨC.
Vậy thì việc TỪ CHỨC đâu chỉ là chuyện “có văn hóa hay không có văn hóa”, là “có lương tri hay không có lương tri” mà còn phải được coi là HÀNH VI ĐẠO ĐỨC nữa. Những kẻ LẠM QUYỀN, TIẾM QUYỀN đều phải được gọi đích danh là bọn “thất đức”.
Mới đây thôi, một người Nhật – ông Ryu Matsumoto, Bộ trưởng Bộ Tái thiết , chỉ do LỠ LỜI với DÂN, mà phải “nghẹn ngào cất lời xin lỗi về những phát biểu của ông có thể làm tổn thương tình cảm của các nạn nhân thảm họa”. Đó rõ ràng là hành vi vừa mang tính VĂN HÓA, vừa là LƯƠNG TRI và cũng vừa là ĐẠO ĐỨC của một quan chức do dân, của dân, vì dân chứ?!. Thật buồn khi kiểm lại, từ sau vụ ngài Bộ trưởng Lê Huy Ngọ TỪ CHỨC (do lỗi của cấp dưới), đến nay, trước tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục… có khá nhiều chuyện bê bối… nhưng chưa hề thấy thêm một GƯƠNG TỪ CHỨC NÀO. Thực ra thì cũng đã có đấy, đó là trường hợp một vị vốn đảm nhiệm nhiều chức, nhưng khi cơ sở mà ông trực tiếp phụ trách gặp chuyện bê bối, thì ông từ chức – cái chức đang có chuyện bê bối mà chuyện bê bối lại chính là “tác phẩm” của ông. Còn cái chức chung chung khác, to hơn, nhiều lợi quyền hơn, thì không, không đời nào từ bỏ!.. Trong trường hợp ấy, đâu chỉ còn là vấn đề VĂN HÓA? Là ĐẠO ĐỨC hẳn hoi đấy chứ?!.
Các nước khi một người được bầu vào chức vị nào đó, thường trước khi đảm nhận thực sự, phải qua một bước thủ tục quan trọng: TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC. Thiết nghĩ đã đến lúc
Quốc Hội chúng ta cũng phải đưa cái chuyện TUYÊN THỆ này vào quy chế bầu cử. Và trong nội dung các lời tuyên thệ ấy, tối thiểu cũng nên có điều: “Nếu tôi không hoàn thành chức trách được giao, tôi sẽ xin từ chức”. Đồng thời Quốc Hội cần phải giải thích cho người đó hiểu rằng, nếu đã không hoàn thành chức trách được giao mà ngoan cố không từ chức, là vi phạm ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN và lúc ấy, Quốc Hội buộc phải thực thi cái QUYỀN LỰC TỐI CAO của NHÂN DÂN, là CÁCH CHỨC ông ta.
NGÓ QUA LÁNG GIỀNG XEM VĂN HÓA TỪ CHỨC:
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment