Vualambao - Theo lời của bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhằm “đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế” Trung Quốc đã đưa chín đoạn vào mẫu hộ chiếu phổ thông điện tử mới cấp cho công dân. Như vậy, bên cạnh những hành động “quân sự hoá” mang tính chất cứng rắn, và sau “học thuật hoá” ở dạng mềm mỏng nước này đi tiếp một bước tiếp theo trong chiến thuật “dân sự hoá” ở các vùng tranh chấp Biển Đông, thông qua các hoạt động dân sự tuyên truyền và lý giải các khu vực tranh chấp thành tài sản riêng của nhà mình, bất chấp dư luận quốc tế và phản ứng các nước khác.
Khi đường lưỡi bò bị phản đối khắp thế giới thì thay vì giải thích và thuyết phục, nước này lại trình bày như một sự việc đã “đúng rồi”.Sự cố tình tuyên truyền một “sự thật ngầm hiểu” thông qua hơn một tỉ “đường lưỡi bò” núp danh với mẫu hộ chiếu phổ thông cho thấy phía Trung Quốc đã bỏ qua hai điều kiện căn bản cần và đủ trong việc dân sự hoá một vấn đề mang tính tranh cãi. Một là khi đường lưỡi bò bị phản đối khắp thế giới thì thay vì giải thích và thuyết phục, nước này lại trình bày như một sự việc đã “đúng rồi”. Rồi đây còn ai sẽ tin được những bằng chứng khoa học của giới học giả nước này đưa ra ở các diễn đàn quốc tế, khi họ cũng “tự ngầm hiểu” đây chỉ là cách biện minh một chiều cho một sự việc đã được cả Trung Quốc mặc định. Lập luận và bằng chứng lúc này chỉ còn là “hát và múa” cho người Trung Quốc nghe.
Hai, như lời một học giả người Mỹ, vai trò của giới học giả giúp đánh giá một thông tin đưa ra là chính xác và khách quan hay không. Mỗi một quốc gia đều có cách thức riêng trong việc kiểm soát thông tin đến công chúng, đặc biệt là các thông tin liên quan đến đối ngoại và lợi ích quốc gia. Sẽ là bình thường nếu chúng được kiểm soát tốt và phục vụ đúng mục đích. Những chuyện gì sẽ xảy ra nếu những thông tin đó mang mục đích sai lệch và làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân? Giới học giả sẽ là người điều chỉnh và mang lại những thông tin chuẩn xác nhất nếu như chúng bị “cố tình” làm cho sai lệch đi. Bất chấp việc “đường lưỡi bò” đang gây tranh cãi về lịch sử lẫn công pháp quốc tế, việc Trung Quốc dân sự hoá điều này rõ ràng chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc đang cháy bập bùng, và sẵn sàng thiêu rụi tất cả những nỗ lực của các nhóm chính sách hay học giả ưu tiên hợp tác giải quyết Biển Đông bằng biện pháp hoà bình.
Môi trường chính trị quốc tế hiện nay, nhất là tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi chủ nghĩa dân tộc cũng như định hướng bởi giới truyền thông vốn không am hiểu nhiều về các mối liên hệ quốc tế phức tạp. Đến lúc buộc vào thế phân chia với các nước ASEAN, việc phải định nghĩa lại đường lưỡi bò sẽ đưa các nhà đàm phán Trung Quốc vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi việc phải phủ định nó (từng phần, hay từng yếu tố) đều có thể bị cả dân tộc gán ghép vào tội “bán đứng tổ quốc”. Lúc đó, chính vũ khí tuyên truyền của mình lại cứa đứt tay mình.
NGUYỄN CHÍNH TÂM
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
Khi đường lưỡi bò bị phản đối khắp thế giới thì thay vì giải thích và thuyết phục, nước này lại trình bày như một sự việc đã “đúng rồi”.Sự cố tình tuyên truyền một “sự thật ngầm hiểu” thông qua hơn một tỉ “đường lưỡi bò” núp danh với mẫu hộ chiếu phổ thông cho thấy phía Trung Quốc đã bỏ qua hai điều kiện căn bản cần và đủ trong việc dân sự hoá một vấn đề mang tính tranh cãi. Một là khi đường lưỡi bò bị phản đối khắp thế giới thì thay vì giải thích và thuyết phục, nước này lại trình bày như một sự việc đã “đúng rồi”. Rồi đây còn ai sẽ tin được những bằng chứng khoa học của giới học giả nước này đưa ra ở các diễn đàn quốc tế, khi họ cũng “tự ngầm hiểu” đây chỉ là cách biện minh một chiều cho một sự việc đã được cả Trung Quốc mặc định. Lập luận và bằng chứng lúc này chỉ còn là “hát và múa” cho người Trung Quốc nghe.
Hai, như lời một học giả người Mỹ, vai trò của giới học giả giúp đánh giá một thông tin đưa ra là chính xác và khách quan hay không. Mỗi một quốc gia đều có cách thức riêng trong việc kiểm soát thông tin đến công chúng, đặc biệt là các thông tin liên quan đến đối ngoại và lợi ích quốc gia. Sẽ là bình thường nếu chúng được kiểm soát tốt và phục vụ đúng mục đích. Những chuyện gì sẽ xảy ra nếu những thông tin đó mang mục đích sai lệch và làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân? Giới học giả sẽ là người điều chỉnh và mang lại những thông tin chuẩn xác nhất nếu như chúng bị “cố tình” làm cho sai lệch đi. Bất chấp việc “đường lưỡi bò” đang gây tranh cãi về lịch sử lẫn công pháp quốc tế, việc Trung Quốc dân sự hoá điều này rõ ràng chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc đang cháy bập bùng, và sẵn sàng thiêu rụi tất cả những nỗ lực của các nhóm chính sách hay học giả ưu tiên hợp tác giải quyết Biển Đông bằng biện pháp hoà bình.
Môi trường chính trị quốc tế hiện nay, nhất là tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi chủ nghĩa dân tộc cũng như định hướng bởi giới truyền thông vốn không am hiểu nhiều về các mối liên hệ quốc tế phức tạp. Đến lúc buộc vào thế phân chia với các nước ASEAN, việc phải định nghĩa lại đường lưỡi bò sẽ đưa các nhà đàm phán Trung Quốc vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi việc phải phủ định nó (từng phần, hay từng yếu tố) đều có thể bị cả dân tộc gán ghép vào tội “bán đứng tổ quốc”. Lúc đó, chính vũ khí tuyên truyền của mình lại cứa đứt tay mình.
NGUYỄN CHÍNH TÂM
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment