Vualambao
Theo Petrolimex, Tập đoàn lãi 58 tỷ đồng từ kinh doanh mặt hàng xăng dầu. Số lợi nhuận còn lại đến từ các lĩnh vực khác.
Theo Petrolimex, Tập đoàn lãi 58 tỷ đồng từ kinh doanh mặt hàng xăng dầu. Số lợi nhuận còn lại đến từ các lĩnh vực khác.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin-Truyền thông tin giải thích rõ về kết quả kinh doanh của mình.
Petrolimex không mua bán chứng khoán
Giải thích về 3.652 tỷ đồng giá trị đầu tư tại 42 công ty TNHH MTV nội đia, Petrolimex cho biết, 42 công ty xăng dầu TNHH một thành viên là những công ty thuộc danh sách Công ty mẹ, do Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động tại Việt Nam. Tính đến thời điểm ngày 30/9/2012, số vốn của Petrolimex đầu tư vào các công ty này gần 3.652 tỷ đồng.Về bản chất, 42 công ty này là các công ty nhà nước được thành lập trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của Petrolimex (từ năm 1956 đến nay). Theo quy định của chế độ tài chính Việt Nam, trước ngày 1/7/2010 số vốn trên phản ánh chung là vốn của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Tuy nhiên kể từ ngày 1/7/2010 đến nay, thực hiện Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Petrolimex chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Do đó, 42 công ty xăng dầu thành viên này được chuyển thành 42 công ty TNHH một thành viên do Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệ (Công ty con) và đương nhiên toàn bộ số vốn của 42 công ty này phải phản ánh là vốn Công ty mẹ (Văn phòng Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trước đây) đầu tư vào công ty con, mà theo định nghĩa của pháp luật hiện nay là đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Còn đối với 2 công ty TNHH một thành viên do Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt tại nước ngoài (Singapore và Lào), theo quy định của chế độ tài chính Việt Nam thì số vốn 380 tỷ đồng tại các công ty này cũng được phản ánh là vốn Công ty mẹ (Petrolimex) đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Đối với khoản 3.633 tỷ đồng đầu tư vào 25 công ty cổ phần và công ty TNHH nhiều thành viên, Petrolimex cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp do thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (trước đây là công ty thành viên 100% vốn nhà nước trực thuộc Petrolimex) theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Theo đó, Petrolimex sở hữu một tỷ lệ vốn nhất định sau khi bán phần vốn nhà nước cho các nhà đầu tư khác theo phương án cổ phần hóa đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc Petrolimex tham gia đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp mà lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Như vậy, do sự thay đổi về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính kế toán nên các khoản vốn đầu tư tại các công ty trên đây được chuyển từ vốn Petrolimex giao cho các công ty thành viên quản lý, sử dụng và có trách nhiệm bảo toàn vốn thành vốn Công ty mẹ (Petrolimex) đầu tư vào Công ty con (hay gọi là doanh nghiệp khác) trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Petrolimex để phù hợp với các quy định hiện hành.
Petrolimex khẳng định, bản chất đây là các khoản đầu tư doanh nghiệp chứ Petrolimex không mua, bán chứng khoán thông qua việc kinh doanh cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc trên thị trường OTC.
1.030 tỷ đồng là lợi nhuận hợp nhất trước thuế
Giải thích rõ về khoản lợi nhuận 1.030 tỷ đồng, Petrolimex cho biết, đây là tổng lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế. Trong đó, kinh doanh mặt hàng xăng dầu của khối kinh doanh xăng dầu (gồm Công ty mẹ và 42 công ty TNHH một thành viên kinh doanh xăng dầu trong nước) lãi 58 tỷ đồng; nhưng kinh doanh khác của hệ thống này lại lãi 593,5 tỷ đồng (bao gồm cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con, công ty liên kết là 524,3 tỷ đồng).
Còn khối các công ty con (gồm 25 công ty cổ phần, 4 công ty TNHH nhiều thành viên và 2 công ty TNHH một thành viên tại nước ngoài) lãi 591,2 tỷ đồng. Kinh doanh từ hoạt động liên kết của Petrolimex là 355,4 tỷ đồng. Lợi nhuận nội bộ Petrolimex phải loại trừ là 568,2 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế của Petrolimex chủ yếu tập trung ở các công ty cổ phần, công ty liên kết và các công ty ở nước ngoài... là những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo cơ chế thị trường thực sự và không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc điều hành giá của Liên Bộ Tài chính- Công Thương như: gas, hóa dầu, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải... Đây cũng là mức lợi nhuận tương đối ổn định qua các năm gần đây của các hoạt động này.
Tuy nhiên, theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, Petrolimex phải thực hiện hợp nhất các chỉ tiêu tài chính của các công ty này vào báo cáo tài chính của Công ty mẹ để thành báo cáo tài chính hợp nhất.
Như vậy có thể nói, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất của Petrolimex được thực hiện trên quy mô rất lớn với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trên phạm vi toàn quốc (kinh doanh xăng dầu, gas, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải xăng dầu, cơ khí và xây lắp xăng dầu..., trong đó kinh doanh xăng dầu là trục chính) và tỷ lệ sở hữu vốn tại từng công ty con cũng có sự khác nhau (100%, từ 51 đến dưới 100%, dưới 50%...)
Kinh doanh xăng dầu nội địa vẫn phát sinh lỗ
Theo Petrolimex, hoạt động kinh doanh xăng dầu 6 tháng đầu năm 2012 của Petrolimex vẫn còn phát sinh lỗ (ở mức thấp). Theo Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 22/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thì lợi nhuận khối công ty xăng dầu là 1.191 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp, giá bán xăng dầu trong nước nhiều giai đoạn Nhà nước vẫn phải can thiệp để bình ổn giá nhằm kiềm chế lạm phát vì vậy hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa đạt lợi nhuận 58 tỷ đồng - đây là lợi nhuận sau khi đã bù trừ lãi hoạt động tạm nhập tái xuất cho lỗ kinh doanh ở thị trường nội địa.
Mức lợi nhuận 58 tỷ đồng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nội địa tương đương khoảng 9 đồng/lít,kg (trong khi lẽ ra lợi nhuận định mức Petrolimex có thể đạt được tối đa theo quy định tại Thông tư số 234/TT-BTC ngày 9/12/2009 của Bộ Tài chính là 300 đồng/lít,kg).
Petrolimex cho biết, hiện nay đã chuyển sang hoạt động theo hình thức là công ty cổ phần từ ngày 1/12/2012 với trên 20.000 cổ đông; vì vậy mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của Petrolimex đều được thể hiện đầy đủ trên hệ thống hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán và được lưu trữ tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
Theo Báo Công Thương
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment