Một cách tình cờ, hai cuộc bầu cử của hai siêu cường quốc số một và số hai trên thế giới diễn ra cùng một tuần lễ: Bầu cử Tổng thống Mỹ vào Thứ ba 6/11; bầu cử giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu vào Thứ năm 8/11. Chỉ cách nhau có hai ngày. Nhưng chính vì diễn ra gần, hầu như cùng lúc như vậy, mọi người trên thế giới càng dễ nhận thấy sự khác biệt giữa hai quốc gia và hai chế độ.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kéo dài gần cả năm. Nếu chỉ tính từ ngày Mitt Romney được xem như đại diện chính thức cho đảng Cộng Hòa ra tranh chức tổng thống với Barack Obama vào cuối tháng tư, cuộc bầu cử kéo dài 6 tháng. Trong sáu tháng ấy, có bốn cuộc tranh luận công khai, gồm ba cuộc giữa hai ứng cử viên tổng thống và một cuộc giữa hai ứng cử viên phó tổng thống. Ngoài ra còn có vô số các cuộc nói chuyện trước đám đông cũng như trong các cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình, truyền thanh cũng như báo mạng. Rồi cả hàng chục ngàn phóng viên, từ báo nói (radio) đến báo hình (ti vi), báo in và báo mạng, từ cấp địa phương (chủ yếu là thành phố và tiểu bang) đến cấp trung ương, xúm vào khai quật tất cả những bí ẩn từ đời tư đến đời công, từ chuyện tình cảm đến chuyện quan điểm, từ quan điểm chính trị đến quan điểm kinh tế, xã hội, tôn giáo, gia đình, quốc tế, v.v. Trong hơn nửa năm, cả hai ứng cử viên chính hiện ra hầu như trần truồng trước mắt quần chúng. Không còn gì là bí mật cả.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kéo dài gần cả năm. Nếu chỉ tính từ ngày Mitt Romney được xem như đại diện chính thức cho đảng Cộng Hòa ra tranh chức tổng thống với Barack Obama vào cuối tháng tư, cuộc bầu cử kéo dài 6 tháng. Trong sáu tháng ấy, có bốn cuộc tranh luận công khai, gồm ba cuộc giữa hai ứng cử viên tổng thống và một cuộc giữa hai ứng cử viên phó tổng thống. Ngoài ra còn có vô số các cuộc nói chuyện trước đám đông cũng như trong các cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình, truyền thanh cũng như báo mạng. Rồi cả hàng chục ngàn phóng viên, từ báo nói (radio) đến báo hình (ti vi), báo in và báo mạng, từ cấp địa phương (chủ yếu là thành phố và tiểu bang) đến cấp trung ương, xúm vào khai quật tất cả những bí ẩn từ đời tư đến đời công, từ chuyện tình cảm đến chuyện quan điểm, từ quan điểm chính trị đến quan điểm kinh tế, xã hội, tôn giáo, gia đình, quốc tế, v.v. Trong hơn nửa năm, cả hai ứng cử viên chính hiện ra hầu như trần truồng trước mắt quần chúng. Không còn gì là bí mật cả.
14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia
Về đời tư, người ta biết chuyện tình cảm, kể cả trong quá khứ của các ứng viên. Chuyện hồi nhỏ họ học hành ra sao. Chuyện lớn lên, họ yêu đương, lập gia đình và làm ăn như thế nào. Trong túi và trong ngân hàng họ, cũng như gia đình họ, có bao nhiêu tiền, tất cả đều được bạch hóa hết.
Về sự nghiệp chính trị, người ta càng moi móc dữ. Từ lúc trưởng thành đến lúc ra tranh cử tổng thống, họ từng làm gì? Từng phát biểu như thế nào? Nếu đã từng tham gia Quốc Hội hay Thượng viện, họ từng bỏ phiếu ra sao? Họ đã đạt được những thành tích gì? Và họ đã từng bị những thất bại gì?
Về quan điểm, ít nhất dân chúng cũng biết được những nét chính. Ví dụ, về thuế khóa, họ chủ trương tăng hay giảm? Nếu tăng, tăng với tầng lớp nào? Nếu giảm, giảm cho tầng lớp nào? Về an sinh xã hội, họ chủ trương nâng cao hay cắt bớt? Về chính sách đối với di dân, họ nới lỏng hay siết chặt? Về đối ngoại, chẳng hạn, viễn kiến của họ đối với các cuộc tranh chấp ở Iraq, Afghanistan, Pakistan, Iran, Bắc Hàn và Trung Quốc như thế nào? Về vấn đề biến đổi môi trường và nhiệt độ, họ quan niệm và phản ứng ra sao? Về quốc phòng, họ có những ưu tiên gì? Và làm sao đạt được? Về vấn đề đồng tính luyến ái, họ đồng tình hay không đồng tình? Còn với nạn phá thai, họ đồng ý hay không đồng ý? Rồi chính sách thương mại với các nước khác, trong và ngoài khu vực; rồi chính sách giáo dục và kinh tế…của họ như thế nào?
Không thể nói chắc là dân chúng biết rõ tất cả quan điểm của các ứng cử viên về từng vấn đề nêu trên. Giới chính khách Tây phương thường rất khéo nói. Họ trả lời mọi câu hỏi một cách suôn sẻ nhưng lại có rất ít thông tin để người nghe có thể an tâm là mình hiểu đúng. Hơn nữa, từ chủ trương chung đến chính sách là một khoảng cách; từ chính sách đến việc thực hiện là một khoảng cách khác; từ việc thực hiện đến kết quả lại là một khoảng cách vời vợi. Cùng là một người, nhưng từ ứng cử viên đến tổng thống, có khi người ta ngỡ như không phải là một. Bao giờ cũng có những bất ngờ nhất định. Nhưng đó là chuyện bình thường. Không dễ gì hiểu được một con người, ngay cả người bình thường; đừng nói gì đến một chính khách; nhất là khi chính khách ấy lại là một lãnh tụ của nước Mỹ, cũng có nghĩa là của cả thế giới: Mọi quyết định đều bị tác động của vô số yếu tố, dưới vô số áp lực, thông qua nhiều cấp, với sự tham dự của nhiều người. Dù vậy, trong cuộc tranh cử kéo dài, dân chúng cũng đã biết được khá nhiều.
Ở Trung Quốc, siêu cường quốc thứ hai về kinh tế trên thế giới, thì khác. Khác hẳn.
Thứ nhất, nói là bầu lãnh đạo cao cấp nhất nước, nhưng không phải là dân bầu. Dân chúng chẳng biết gì cả. Mọi vấn đề sẽ được quyết định trong Đại hội đảng chứ không phải bằng lá phiếu của dân chúng. Thứ hai, ngay cả đảng viên cũng chẳng biết gì hơn. Ở Trung Quốc có 82.6 triệu đảng viên. Chỉ có 2.000 người được tham dự Đại hội lần thứ 18 này. Thứ ba, ngay cả 2.000 người được xem là đại diện cho toàn bộ số đảng viên trong nước – và, trên lý thuyết, theo lời đảng Cộng sản thường nói, các đảng viên ấy lại đại diện cho cả hơn 1.3 tỉ dân Trung Quốc – cũng không được quyền quyết định. Ai cũng biết vị thế kế vị Hồ Cẩm Đào của Tập Cận Bình, cũng như vị thế kế vị Ôn Gia Bảo của Lý Khắc Cường đã được quyết định từ lâu. Lâu rồi. Cả mấy năm rồi. Trước khi có Đại Hội. Và khi quyết định như vậy, người ta không buồn hỏi đến ý kiến của các đảng viên.
Nhưng “người ta” ở câu trên – những kẻ quyết định hai người có chức vị và quyền hạn cao nhất trong hệ thống đảng và chính quyền Trung Quốc là ai?
Không ai biết cả. Dân chúng không biết. Các đảng viên bình thường không biết. Giới quan sát chính trị Trung Quốc cũng như trên thế giới đều không biết.
Người ta chỉ biết được một điều: Tất cả mọi ghế đều được sắp xếp một cách bí mật qua các cuộc thương thảo giữa các nhóm thế lực trong bóng tối ở Trung Quốc. Người ta tin là có ít nhất hai nhóm chính: một nhóm của Hồ Cẩm Đào, đương kim Tổng bí thư và Chủ tịch nước (2002-2012) và một nhóm của Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư và Chủ tịch nước (1989-2002). Ngoài hai nhóm thế lực này, còn có nhóm nào khác nữa không? Các nhóm này vận hành như thế nào? Việc xếp ghế, từ Bộ chính trị (25 người) đến Ban thường vụ Bộ chính trị (khóa vừa rồi là 9 người; nghe nói khóa này chỉ còn 7 người) và hai chiếc ghế cao nhất, cho Chủ tịch nước và Thủ tướng, được tiến hành như thế nào?
Trừ một số cực ít những người trong cuộc, không ai biết cả. Với người ngoài, tất cả đều bí mật. Cách thức chọn lựa: Bí mật. Quan điểm của những người được chọn vào hàng ngũ lãnh đạo tối cao: Bí mật. Ngay chính với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, mặc dù đã xuất hiện trước công chúng mấy năm nay như những người sẽ kế vị Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, người ta cũng không biết được gì nhiều.
Các phóng viên Tây phương đang tụ tập tại Bắc Kinh để theo dõi Đại hội đảng than thở là họ chẳng nắm được tin tức gì quan trọng cả. Ngay cả ngày kết thúc Đại hội, họ cũng không biết. Họ chỉ nghe đồn là ngày 15/11. Không có một tờ chương trình nào được phát ra. Họ chỉ đi lang thang ngoài đường, quan sát sự biến mất một cách kỳ lạ của những người bán hàng rong vốn thường đầy dẫy trên phố xá trước đây. Mặt mày các tài xế tắc xi cũng căng thẳng hơn mọi lần: cửa kính hàng ghế phía sau bị buộc phải đóng kín để đề phòng hành khách ném truyền đơn chống chính phủ xuống đường. Hết.
Số phận của hơn 1.3 tỉ dân Trung Quốc, như vậy, được định đoạt một cách hoàn toàn bí ẩn.
Về đời tư, người ta biết chuyện tình cảm, kể cả trong quá khứ của các ứng viên. Chuyện hồi nhỏ họ học hành ra sao. Chuyện lớn lên, họ yêu đương, lập gia đình và làm ăn như thế nào. Trong túi và trong ngân hàng họ, cũng như gia đình họ, có bao nhiêu tiền, tất cả đều được bạch hóa hết.
Về sự nghiệp chính trị, người ta càng moi móc dữ. Từ lúc trưởng thành đến lúc ra tranh cử tổng thống, họ từng làm gì? Từng phát biểu như thế nào? Nếu đã từng tham gia Quốc Hội hay Thượng viện, họ từng bỏ phiếu ra sao? Họ đã đạt được những thành tích gì? Và họ đã từng bị những thất bại gì?
Về quan điểm, ít nhất dân chúng cũng biết được những nét chính. Ví dụ, về thuế khóa, họ chủ trương tăng hay giảm? Nếu tăng, tăng với tầng lớp nào? Nếu giảm, giảm cho tầng lớp nào? Về an sinh xã hội, họ chủ trương nâng cao hay cắt bớt? Về chính sách đối với di dân, họ nới lỏng hay siết chặt? Về đối ngoại, chẳng hạn, viễn kiến của họ đối với các cuộc tranh chấp ở Iraq, Afghanistan, Pakistan, Iran, Bắc Hàn và Trung Quốc như thế nào? Về vấn đề biến đổi môi trường và nhiệt độ, họ quan niệm và phản ứng ra sao? Về quốc phòng, họ có những ưu tiên gì? Và làm sao đạt được? Về vấn đề đồng tính luyến ái, họ đồng tình hay không đồng tình? Còn với nạn phá thai, họ đồng ý hay không đồng ý? Rồi chính sách thương mại với các nước khác, trong và ngoài khu vực; rồi chính sách giáo dục và kinh tế…của họ như thế nào?
Không thể nói chắc là dân chúng biết rõ tất cả quan điểm của các ứng cử viên về từng vấn đề nêu trên. Giới chính khách Tây phương thường rất khéo nói. Họ trả lời mọi câu hỏi một cách suôn sẻ nhưng lại có rất ít thông tin để người nghe có thể an tâm là mình hiểu đúng. Hơn nữa, từ chủ trương chung đến chính sách là một khoảng cách; từ chính sách đến việc thực hiện là một khoảng cách khác; từ việc thực hiện đến kết quả lại là một khoảng cách vời vợi. Cùng là một người, nhưng từ ứng cử viên đến tổng thống, có khi người ta ngỡ như không phải là một. Bao giờ cũng có những bất ngờ nhất định. Nhưng đó là chuyện bình thường. Không dễ gì hiểu được một con người, ngay cả người bình thường; đừng nói gì đến một chính khách; nhất là khi chính khách ấy lại là một lãnh tụ của nước Mỹ, cũng có nghĩa là của cả thế giới: Mọi quyết định đều bị tác động của vô số yếu tố, dưới vô số áp lực, thông qua nhiều cấp, với sự tham dự của nhiều người. Dù vậy, trong cuộc tranh cử kéo dài, dân chúng cũng đã biết được khá nhiều.
Ở Trung Quốc, siêu cường quốc thứ hai về kinh tế trên thế giới, thì khác. Khác hẳn.
Thứ nhất, nói là bầu lãnh đạo cao cấp nhất nước, nhưng không phải là dân bầu. Dân chúng chẳng biết gì cả. Mọi vấn đề sẽ được quyết định trong Đại hội đảng chứ không phải bằng lá phiếu của dân chúng. Thứ hai, ngay cả đảng viên cũng chẳng biết gì hơn. Ở Trung Quốc có 82.6 triệu đảng viên. Chỉ có 2.000 người được tham dự Đại hội lần thứ 18 này. Thứ ba, ngay cả 2.000 người được xem là đại diện cho toàn bộ số đảng viên trong nước – và, trên lý thuyết, theo lời đảng Cộng sản thường nói, các đảng viên ấy lại đại diện cho cả hơn 1.3 tỉ dân Trung Quốc – cũng không được quyền quyết định. Ai cũng biết vị thế kế vị Hồ Cẩm Đào của Tập Cận Bình, cũng như vị thế kế vị Ôn Gia Bảo của Lý Khắc Cường đã được quyết định từ lâu. Lâu rồi. Cả mấy năm rồi. Trước khi có Đại Hội. Và khi quyết định như vậy, người ta không buồn hỏi đến ý kiến của các đảng viên.
Nhưng “người ta” ở câu trên – những kẻ quyết định hai người có chức vị và quyền hạn cao nhất trong hệ thống đảng và chính quyền Trung Quốc là ai?
Không ai biết cả. Dân chúng không biết. Các đảng viên bình thường không biết. Giới quan sát chính trị Trung Quốc cũng như trên thế giới đều không biết.
Người ta chỉ biết được một điều: Tất cả mọi ghế đều được sắp xếp một cách bí mật qua các cuộc thương thảo giữa các nhóm thế lực trong bóng tối ở Trung Quốc. Người ta tin là có ít nhất hai nhóm chính: một nhóm của Hồ Cẩm Đào, đương kim Tổng bí thư và Chủ tịch nước (2002-2012) và một nhóm của Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư và Chủ tịch nước (1989-2002). Ngoài hai nhóm thế lực này, còn có nhóm nào khác nữa không? Các nhóm này vận hành như thế nào? Việc xếp ghế, từ Bộ chính trị (25 người) đến Ban thường vụ Bộ chính trị (khóa vừa rồi là 9 người; nghe nói khóa này chỉ còn 7 người) và hai chiếc ghế cao nhất, cho Chủ tịch nước và Thủ tướng, được tiến hành như thế nào?
Trừ một số cực ít những người trong cuộc, không ai biết cả. Với người ngoài, tất cả đều bí mật. Cách thức chọn lựa: Bí mật. Quan điểm của những người được chọn vào hàng ngũ lãnh đạo tối cao: Bí mật. Ngay chính với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, mặc dù đã xuất hiện trước công chúng mấy năm nay như những người sẽ kế vị Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, người ta cũng không biết được gì nhiều.
Các phóng viên Tây phương đang tụ tập tại Bắc Kinh để theo dõi Đại hội đảng than thở là họ chẳng nắm được tin tức gì quan trọng cả. Ngay cả ngày kết thúc Đại hội, họ cũng không biết. Họ chỉ nghe đồn là ngày 15/11. Không có một tờ chương trình nào được phát ra. Họ chỉ đi lang thang ngoài đường, quan sát sự biến mất một cách kỳ lạ của những người bán hàng rong vốn thường đầy dẫy trên phố xá trước đây. Mặt mày các tài xế tắc xi cũng căng thẳng hơn mọi lần: cửa kính hàng ghế phía sau bị buộc phải đóng kín để đề phòng hành khách ném truyền đơn chống chính phủ xuống đường. Hết.
Số phận của hơn 1.3 tỉ dân Trung Quốc, như vậy, được định đoạt một cách hoàn toàn bí ẩn.
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment