Wednesday, October 31, 2012

"Chỉ có đám dân trí thấp" là chết!

Quanlambao - Có lẽ ai cũng còn nhớ như in sau lời 'nhận trách nhiệm chính trị' của Thủ Tướng là đến lời huyênh hoang về những điều Chính Phủ đã 'nỗ lực' làm được??? 

Vậy mà Thống đốc thì 'nhận trách nhiệm' theo kiểu chơi chữ 'về không tuyên truyền đến nơi đến chốn để gây thị trường vàng hỗn loạn"... Còn Bộ Trưởng Bộ Xậy dựng thì không thể phủ nhân được thực trạng thị trường bất động sản nợ xấu và liên quan lên tới 1 triệu tỷ đồng... Bộ Kế hoạch đầu tư thì dự đoán tình hình kinh tế chẳng có gì sáng sủa ... Vậy thì rõ ràng ông Thủ Tướng chỉ "nói lấy được" - Người nào nhẹ nhàng nhất cũng phải kêu lên như vậy, còn dân Hà Nội vỉa hè tức quá chịu không nổi văng tục "Đ.M, cái thằng Thủ Tướng chỉ ăn tục nói phét"!

Cũng dễ hiểu thôi, vì đã bao giờ ông và gia đình quan tâm đến đồng lương hàng tháng chứ chưa nói đến sống bằng đồng lương? Đã bao giờ gia đình ông đi chợ phải đắn đo xem cái gì rẻ cái gì tăng giá để mua mà không phải 'nhịn ăn' cho những ngày sau ...

Cả nước với 52 triệu lao động làm công ăn lương cả trong vào ngoài khu vực nhà nước với trên 600.000 doanh nghiệp thì có đến trên 200.000 doanh nghiệp đã chết và chỉ trong Quý 3 này đã có thêm 42.000 doanh nghiệp đóng cửa ... Chỉ có những người mà giới quan chức tham nhũng tuy không nói hẳn ra, song cũng đã ám chỉ 'trình độ dân chí Việt Nam thấp' như Thống đốc Bình đã chửi dân ngay trên truyền thông đại chúng - Do vậy có thể thấy trong bụng chúng đang chửi thầm 'dân ngu cu đen cho chết bớt đi' thì mới có đủ bản lĩnh để múa mép ba hoa về nền kinh tế đang khá lên và Chính Phủ đã 'nỗ lực'!

Rõ ràng có đến 87 triệu người dân 'trình độ dân trí thấp' là chết cho những Quan phụ mẫu như Nguyễn Tấn Dũng, như Nguyễn Văn Bình là sống khẻo re....!

Dư nợ liên quan đến bất động sản “khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng”

►Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói về nợ xấu và tồn kho bất động sản...

"Thị trường bất động sản khó khăn, nợ xấu tăng cao thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành, đến an toàn của hệ thống ngân hàng và đến đời sống của dân, cần quyết liệt tháo gỡ", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Là thành viên Chính phủ thứ tư đăng đàn tại phiên thảo luận sáng 31/10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra khá nhiều con số đáng quan ngại về thị trường bất động sản.

Dẫn số liệu từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ông Dũng cho hay, đến 31/8/2012 dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 6,6%.

Trong khi đó, dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, như vay kinh doanh bất động sản, vay đầu tư sản xuất kinh doanh và thế chấp bằng bất động sản… vào khoảng 57% tổng dư nợ, tức là khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng.

"Thị trường bất động sản khó khăn, nợ xấu tăng cao thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành, đến an toàn của hệ thống ngân hàng và đến đời sống của dân, cần quyết liệt tháo gỡ", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Nói đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng của thị trường bất động sản hiện nay, Bộ trưởng cho rằng, thời gian qua thị trường này đã phát triển tự phát, thiếu quy hoạch. Hiện cả nước có 2.399 dự án (theo thống kê của 44 tỉnh), xấp xỉ 71 nghìn ha đất đang được dành cho bất động sản. Riêng Hà Nội có 368 dự án và 20.000 ha, các dự án đang triển khai chiếm 40% tức là 8.000 ha với 233 dự án.

Với con số tồn kho, vấn đề được nhiều đại biểu yêu cầu cần có sự minh bạch và chính xác, ông Dũng cho biết cả nước hiện tồn 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng 25.870 mét vuông nhà văn phòng cho thuê.

Sản phẩm bất động sản chủ yếu hàng cao cấp, còn cho thu nhập thấp thì rất là ít. Nhà diện tích nhỏ, phù hợp đại đa số người dân và khả năng thanh toán rất thiếu, vốn cho dự án bất động sản chủ yếu dựa vào ngân hàng và đóng góp của dân mua nhà nên hàng không bán được thì nợ xấu tăng cao và gây khó khăn, ông Dũng quan ngại.

Người đứng đầu ngành xây dựng cũng báo cáo Quốc hội một số giải pháp đang được thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Như hoàn thiện văn bản liên quan đến đầu tư xây dưng cơ bản để tăng cường quản lý. Tiến hành rà soát các dự án, yêu cầu cơ cấu lại tăng nhà cho người có thu nhập thấp, mở rộng tín dụng cho vay cho nhà ở xã hội, miễn giảm thuế cho người mua nhà và tạo điều kiện cho doanh nghiệp...
Theo Economy

No comments: