Quanlambao -Trước Quốc Hội cả ông Thủ Tướng và ông Thống đốc thi
nhau 'múa mép' nhận trách nhiệm 'chính trị' để rồi sau đó hoa môi múa
mép về "những cổ gắng của Chính Phủ"... Vậy thì hãy đọc bài viết của
Chsinh báo lề đảng để thấy Việt Nam đang rơi vào suy thoái trầm trọng,
người dân đang bị bần cùng hoá, nạn thất nghiệp, cái đói đang là một
thực tế của xã hội Việt Nam những ngừoi làm công ăn lương. Chỉ có những
kẻ tham nhũng, ăn cướp như chính gia đình ông Thủ Tướng và ông Thống đốc
mới có thể mở miệng khoác loác về việc 'kinh tế đang phục hồi'!
Ám ảnh nỗi lo thất nghiệp, giảm lương
Nếu như
đầu năm, thông báo cắt giảm 30-50% lương chỉ xuất hiện ở vài công ty địa
ốc, xây dựng thì nay đã lan rộng ra nhiều doanh nghiệp. Công ty nào
không thông báo giảm lương thì ép doanh số để lấy 'cớ' giảm thu nhập của
nhân viên.
Hơn 10 ngày trước, chị Lê Minh Thu, nhân viên văn
phòng một công ty phần mềm tại Trung Kính, Hà Nội nhận được thông báo
bắt đầu từ tháng 11, lương của nhân viên bị giảm 50%. Công việc của chị
Thu không có thu nhập thêm, chủ yếu chỉ trông vào lương nếu giảm 50% thì
mỗi tháng chị Thu chỉ nhận 3 triệu đồng.
Anh Nguyễn
Tuấn Anh, nhân viên một công ty thép, cho biết, từ đầu tháng 10 công ty
anh có thông báo sẽ tăng 15% lương cho những nhân viên chấp nhận đi làm ở
văn phòng mới, xa thêm 15km nữa. Còn những ai vẫn làm việc ở trụ sở
công ty bị cắt giảm 25% lương. Ngoài ra, phòng kinh doanh trong công ty
không được thưởng hàng tháng theo doanh thu nữa và nếu không đạt doanh
thu định mức thì chỉ được hưởng 85% lương.
"Định mức công ty đặt
ra cũng khá cao, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay, xây dựng
đình trệ. Do đó, hầu hết nhân viên phòng kinh doanh không đạt định mức",
anh Tuấn Anh cho biết.
Cũng có kế hoạch tìm kiếm một công việc
mới có thu nhập cao hơn nhưng anh Tuấn Anh cho biết vẫn chưa có kết quả.
"Giờ đâu đâu cũng thấy cắt giảm lương, cắt giảm nhân sự nên chuyển việc
chưa chắc đã là lựa chọn đúng, thôi thì cố gắng vượt khó", anh này chia
sẻ.
Nhân viên nhiều ngành nghề "than" về tình trạng cắt giảm lương từ 30-50%. Ảnh: Hoàng Hà
Chị
Đặng Như Quỳnh (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hồi tháng
4, công ty chị thông báo cắt giảm 30% nhân sự. Những nhân viên ở lại
không bị giảm lương nhưng, từ đầu năm nay, tất cả các khoản thưởng lễ
đều bị cắt. “Trước đây, ngày lễ lớn công ty mình thưởng nửa tháng lương
nhưng giờ cắt hoàn toàn. Mới đây mình còn nghe nói Tết Nguyên đán năm
nay không có thưởng”, chị Quỳnh nói.
Thu nhập chỉ bằng 60% những
năm trước, anh Nguyễn Đức Thịnh – nhân viên một công ty cung cấp thiết
bị bảo vệ cho biết, công ty anh “ghim” lương nhân viên từ chục ngày đến
nửa tháng. Trong hợp đồng ghi là trả lương từ ngày 1 đến 5 mà từ đầu năm
nay thường phải ngày 20 mới có.
“Nhiều bạn trong công ty mình
mới ra trường và đi làm đã bị chủ nhà đuổi mấy lần vì chậm đóng tiền
nhà. Còn vợ chồng mình cũng nhiều phen khốn đốn vì phải 'xoay' tiền để
nộp tiền cho chủ nhà”, anh Thịnh chia sẻ.
Anh Vy Đức Hưởng -
Giám đốc một công ty kinh doanh và phân phối sàn gỗ tại Thanh Xuân cho
biết, tuy chưa đến mức cắt giảm nhân sự nhưng từ đầu năm doanh nghiệp
này cắt giảm lương sếp còn 50% đến 70%, lương nhân viên thì bằng 80% so
với năm ngoái.
"Kinh tế khó khăn nên số lượng đầu việc cũng ít,
doanh thu giảm. Nếu không giảm lương thì lại buộc phải cắt giảm nhân sự
vì quỹ lương phải phù hợp với doanh thu của công ty", anh Hưởng chia sẻ.
Anh Hưởng cho biết, tại đơn vị của anh, lương điều chỉnh giảm
nhưng số lượng công việc cũng ít hơn trước. "Thêm vào đó, chúng tôi cũng
dồn công việc vào 5 ngày để nghỉ sáng thứ 7", vị giám đốc này cho hay.
Một
lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, tình hình khó khăn
chung nên không tránh khỏi tình trạng cắt giảm lương, thất nghiệp tăng,
kể cả ở các nước phát triển. "Còn ở Việt Nam, gần đây, ngay các tập
đoàn, tổng công ty cũng đồng loạt cắt giảm lương của người lao động nên
các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân chắc chắn không tránh khỏi tình trạng
trên", ông này cho biết.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo này, khi giảm
lương các doanh nghiệp nên có lời giải thích rõ lý do để người lao
động cảm thấy thuyết phục. "Doanh nghiệp nên có một thông điệp gửi
tới nhân viên để họ hiểu rằng, trong khủng hoảng công ty và người
lao động cần cộng sinh để vượt khó. Doanh nghiệp sẽ luôn chia sẻ
khó khăn với người lao động chứ không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận", lãnh
đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết.
Vị này cũng
khuyên người lao động nên thận trọng khi có ý nghĩ "nhảy" việc vào lúc
này. "Trước khi nghỉ việc cần tìm hiểu kỹ xem công việc mới có thực sự
tốt hơn về thu nhập, đãi ngộ, điều kiện làm việc... hay không. Thêm vào
đó, sắp đến Tết Nguyên đán, người lao động nghỉ việc sẽ bị cắt tiền
thưởng sẽ rất thiệt thòi", lãnh đạo Bộ này cho hay.
Báo cáo của
Chính phủ tại Quốc hội cho thấy 9 tháng đầu năm có hơn 51.000 doanh
nghiệp thành lập mới, nhưng cũng có tới 40.000 đơn vị phá sản, ngừng
hoạt động. Chính phủ chưa công bố số liệu thất nghiệp, chỉ cho biết 8
tháng đầu năm đã có 345.500 người đăng ký thất nghiệp, tăng 41,4% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, hai năm qua có gần 100.000 doanh nghiệp rời
thị trường, bằng một nửa 20 năm trước cộng lại.
"Chưa bao giờ doanh nghiệp chết nhiều như 2 năm qua. Doanh nghiệp còn khó khăn trong 1-2 năm tới", ông nói.VNExpress.com
No comments:
Post a Comment