Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị |
QUANLAMBAO - Bất chấp sự phản đối và sức ép của Trung Quốc, Quốc Hội Việt Nam vẫn bỏ phếu thông qua Luật Biển Việt Nam. Điều này cho phép chúng ta có quyền hy vọng rằng giới chớp bu Hà nội đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên sự ươn hèn của quyền lực cá nhân. Đặc biệt ngài Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ít nhất cũng được một điểm trong lòng nhân dân! Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa.”
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
2 comments:
Cần phải làm nhiều hơn nửa,nhà nước phải biết lắng nghe thâu thập ý kiến của dân,những nhà khoa bản có kiến thức về lịch sử,luật lệ quốc tế trong và ngoài nước nhầm khóa chặt những lập luận của đối phương(TQ) trước diễn đàn quốc tế.Người Việt Yêu Nước Việt nhưng đừng thích tiền TQ.Nhạc Bất Bình
Thiếu mất chữ vàng sau mười sáu chữ. Hay bây giờ thấy nó không phải là vàng nữa mà là màu vàng như cứt
Post a Comment