Wednesday, April 24, 2013

Nền kinh tế Việt Nam - bãi tha ma chôn xác doanh nghiệp cùng với tiếng khóc than ai oán của hàng triệu triệu con người mà vẫn có thể 'mũ ni che tai' được chăng?

Vualambao - Cuối năm 2012 Chính Phủ  buộc các Tỉnh, Thành phù phép con số tăng trưởng để lấy thành tích 'kể lể' với Trung Ương. Các Tỉnh Thành bấm bụng họp kín để ra con số 'đẹp' báo cáo về Trung Ương! Chả thế mà Thống đốc Bình còn dám 'xin nửa giải Nobel'!

Nhưng rồi sau một hồi sực tỉnh các Tỉnh Thành đối mặt với thực trạng lấy đâu ra khoản tiền khổng lồ nộp ngân sách, nộp thuế để lấp vào con số khống về tăng trưởng? Giờ đây, dù cho đồng chí X có 'nổi giận' thì đến ngay TP. HCM cũng phải khai thật: ít nhất sẽ thâm thụt 14.100 tỷ đồng, Hà Nội sát ngay 'Mặt Trời' còn tệ hại hơn gấp 03 lần thâm thụt tới 45.300 tỷ đồng, sắp tới các Tỉnh Thành phố khác sẽ buộc phải công bố thực trạng về sự phát triển kinh tế địa phương. Bức tranh về sự suy thoái của nền kinh tế do điều hành vĩ mô, do nhóm lợi ích thao túng, do chính sách Tài chính tiền tệ của Thống đốc Bình đã gây hậu quả thảm khốc tác động đến từng tế bào của xã hội ngày càng được phơi bày mà không một ai có thể chối cãi được.

400.000 doanh nghiệp chết ấm ức là hậu quả có thể đếm được như chính VCCI - Tổ chức quản lý các doanh nghiệp Việt Nam đã công bố, nhưng hậu quả toàn xã hội đang phải gánh chịu còn tàn khốc hơn gấp bội phần. Nó chẳng khác nào Vinashin, Chính Phủ tìm cách 'bịt' mãi nhưng ổ bệnh  hoai thư cũng bị tràn ra. Nay ổ dịch bệnh 'nền kinh tế suy thoái' cũng đã đến hồi bùng phát mà chẳng có Thống đốc Bình hay đồng chí X nào có thể bịt lại được nữa.

Sự bất nhẫn còn ở chỗ trong khi hàng chục triệu người dân đối mặt với thất nghiệp, nghèo đói, hơn 400.000 doanh nghiệp chết tức tưởi, số doanh nghiệp còn lại cũng đang thoi thóp 'chạy ăn từng ngày' thì các bố già của nhóm thâu tóm có thể điểm mặt như Hồ Hùng Anh  - Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Thanh Phượng, Đỗ Quang Hiển, Đỗ Minh Phú, Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú thì kiếm hàng tỷ đô la qua đêm. 

Đặc biệt bộ tam Anh - Quang - Phượng và thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình tiền đô la kiếm được không biết 'chôn' đâu cho hết phải chuyển sang cả cho tiệm làm móng tay, móng chân ở Hoa Kỳ cũng vài chục triệu Mỹ kim! 

Nền kinh tế suy thoái là mảnh đất màu mỡ do chính nhóm bộ tứ  Anh - Quang - Phượng - Bình tạo ra  để chúng tha hồ mua rẻ doanh nghiệp như ăn cướp và cướp trắng hàng trăm dự án, hàng trăm mảnh đất vàng, bạc doanh nghiệp thế chấp ngân hàng... Bức tranh của nước Nga 20 năm trước đến nay đang hiện hình như bóng ma tại Việt Nam. Bóng ma của các bố già Nga lại được chính nhóm bố già Quang - Anh - Bình 'nhập khẩu' về Việt Nam đẩy ền kinh tế đất nước đến lâm nguy như hiện nay. Không những chúng đã làm thiệt hại nặng nề về kinh tế mà nó còn đánh mất lòng tin của nhân dân vào Đảng cầm quyền, nó khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại bởi trước mắt họ Việt Nam đang hiện thân của những hồn ma và những con hủi ...

Đã đến lúc nhân dân cần phải chất vấn sự thâm thụt, suy giảm nghiêm trọng nguồn nội thu là vì đâu? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Việc phá nát nền kinh tế đất nước đến nay có thể cân đong đo đếm được chính bằng những con số thâm thụt tại các Tỉnh Thành thì lẽ nào Chính Phủ chỉ "nhận trách nhiệm chính trị"? 

Luật hình sự Việt Nam nếu gây thất thoát chỉ có 500 triệu đã phải đối mặt với bản án tù, tham nhũng 500 triệu đối mặt với tử hình, vậy Chính Phủ điều hành đất nước khiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết hàng loạt, các tỉnh thành thất thu nội địa chỉ Tp. HCM và Hà Nội đã gần 60.000 tỷ tương đương 3 tỷ đô la, chiếm 0.3% GDP cả nước . Nếu 64 Tỉnh Thành báo cáo đầy đủ thì con số thiệt hại có lẽ còn gấp ít nhất 03 lần thì Chính Phủ X sẽ nhận hình thức xử lý gì?

Giới lãnh đạo Hà Nội đã không đủ sức diệt sâu bọ đã khiến lòng dân phẫn uất, nay trước những bằng chứng sống động về sự yếu kém và lũng đoạn của Chính Phủ trong điều hành kinh tế biến nền kinh tế Việt Nam thành bãi tha ma chôn xác doanh nghiệp cùng với tiếng khóc than ai oán của hàng triệu triệu con người mà vẫn có thể 'mũ ni che tai' được chăng?

Trần Hưng Quốc

Dày đặc quan ngại trong báo cáo về ngân sách 
11:59 (GMT+7) - Thứ Ba, 23/4/2013
►Thu nội địa năm 2013 của Hà Nội dự kiến hụt khoảng 45.300 tỷ đồng, Tp.HCM hụt khoảng 14.100 tỷ đồng...

Hiếm có bản báo cáo nào mà mức độ xuất hiện những câu chữ thể hiện sự khó khăn, quan ngại về thu ngân sách lại dày đặc như vậy.

Hoàn thành ngày 18/4, báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012 và tình hình triển khai thực hiện dự toán năm 2013 của Bộ Tài chính vừa được Ủy ban Tài chính – Ngân sách tiến hành thẩm tra tại phiên họp toàn thể ngày 22/4.

Kết quả thu quý 1/2013 bằng 20,6% dự toán (ước đạt 167.710 tỷ đồng), chi bằng 22,3% dự toán (218.385 tỷ đồng) được báo cáo lưu ý là “cho thấy tình hình rất khó khăn”. Các con số chỉ từ 20% đến 23% dự toán của hầu hết các địa bàn trọng điểm thu như Hà Nội (20%), Tp.HCM (21%), Đồng Nai (23%)... càng cho thấy các mảng màu xám đang chiếm ưu thế ở bức tranh ngân sách.

Đáng chú ý, tiến độ thu ngân sách ở cả lĩnh vực thu nội địa và thu xuất nhập khẩu đều đạt rất thấp so với yêu cầu dự toán.

Cụ thể, theo dự toán, bình quân thu nội địa phải đạt 45.460 tỷ đồng/tháng, song thực hiện chỉ đạt 38.000 tỷ đồng/ tháng. Còn bình quân thu xuất nhập khẩu chỉ đạt 13.720 tỷ đồng/tháng, trong khi yêu cầu là 19.800 tỷ đồng/tháng.

Quan ngại càng lớn hơn khi kết quả khảo sát tại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty và địa phương trọng điểm thu cho thấy khả năng giảm thu năm 2013 là khá lớn. Con số được báo cáo dẫn sau nhận định đáng lưu ý này là về thu nội địa năm 2013 riêng Hà Nội dự kiến hụt thu khoảng 45.300 tỷ đồng, Tp.HCM hụt thu khoảng 14.100 tỷ đồng so với dự toán.

Còn về thu xuất nhập khẩu của năm nay, chỉ tính riêng ba cục hải quan Hà Nội, Tp.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu hụt thu khoảng 15.800 tỷ đồng so với dự toán.

Trong những giải pháp chủ yếu để hoàn thành cao nhất nhiệm vụ ngân sách nhà nước 2013, Bộ Tài chính cho biết sẽ điều chỉnh kịp thời thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu theo diễn biến giá thị trường, ưu tiên giữ thuế nhập khẩu để bảo đảm thu ngân sách.

Bên cạnh đó, thuế xuất khẩu một số mặt hàng được điều chỉnh tăng hợp lý, như khoáng sản tồn kho (tinh quặng sắt, apatit, ilmenite…), vàng và đồ trang sức. Một số mặt hàng hiện có thuế suất thấp, trong khi trong nước đã sản xuất được như dây thép hàn, thép không hợp kim, Polyme từ propylene dạng nguyên sinh.. cũng sẽ được sửa đổi mức thuế suất.

Các bộ ngành, địa phương được yêu cầu cắt giảm hoặc lùi thời gian mua sắm trang thiết bị, xe ôtô, tiết giảm tối đa chi phí lễ hội khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước…

Cơ quan giữ “tay hòm chìa khóa” quốc gia cũng kiến nghị thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm, đến quý 3/2013 nếu tình hình ngân sách khả quan sẽ tiếp tục thực hiện chi theo dự toán.

Tính đến trường hợp thu ngân sách địa phương giảm so với dự toán, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết mà vẫn không đủ bù đắp, Bộ Tài chính thậm chí đã nhắc đến cả nguồn cải cách tiền lương còn dư khi yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính để bảo đảm cân đối ngân sách.

Lo ngại sâu sắc về áp lực giảm thu ngân sách lên bội chi, nợ… một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng quan trọng hơn việc giảm thuế là các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Khi nợ xấu vẫn còn là mối lo lớn và việc tiếp cận vốn của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hết chông gai.

Trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới, báo cáo bổ sung của Chính phủ về ngân sách nhà nước năm 2012, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2013 sẽ được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 18, dự kiến sẽ diễn ra từ 14 – 17/5.
VNEco
  

No comments: