Friday, April 5, 2013

20 triệu ý kiến ủng hộ Hiến Pháp chỉ là trò 'con nghé'!

"Không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện" 
Vualambao - Việt Nam nếu so với Miến Điện thì dân tộc thuần nhất hơn nhiều, người dân Việt Nam sau hàng ngàn năm chịu nỗi thống khổ bởi đô hộ của giặc Tàu rồi đến giặc Pháp đã khiến cho con người VIệt Nam khi sinh ra đã khao khát hòa bình, hiền lành, chịu khó, xem ra còn có phần nhu nhược...

Hậu quả của sự ngu dân bởi chế độ thực dân đô hộ rồi tiếp nối suốt nhiều chục năm chiến tranh, khi nước nhà thống nhất thì chịu hậu quả của chính sách ngu dân, hành chính bao cấp, bế quan tỏa cảng, sai lầm của giới cầm quyền tự cô lập mình với thế giới đã khiến cho cả dân tộc tụt hậu, đói nghèo.... Hệ thống giao dục lạc hậu, tham nhũng đã góp thêm phần làm cho trình độ chung của người dân còn thua xa các nước láng giềng... 

Những tưởng rằng Việt Nam còn hơn được Miến Điện, vậy mà giờ đây Miến Điện đang bỏ xa Việt Nam bởi họ đã cho báo chí tư nhân hoạt động, Đảng đối lập đã giành được ghế trong Quốc Hội...
Nhìn lại Việt Nam mới thấy tủi nhục, nhân dân trình nguyện vọng đòi hỏi quyền làm người, được đa nguyên đa Đảng như Hiến Pháp năm 1946 mà Hồ Chủ Tịch khởi xướng thì bị quy chụp "Thoái hóa, biến chất", bị giới truyền thông lề Đảng xa xả chửi bới, quy chụp, những Bloggers viết về dân chủ đều lần lượt bị mời đến công an phường cho an ninh làm việc, một số bị bắt giam lén lút...

Lời kêu gọi của Ông Chủ tịch nước về chống tham nhũng, về "Quân đội phải trung với Nước, hiếu với dân " như lời Hồ Chủ Tịch dạy ... xem ra như tiếng kêu của con Đa đa khắc khoải trong không trung, nhân dân cảm kích, lắng nghe, muốn làm theo nhưng lại 'thấp cổ bé họng' không một phương tiện trong tay, giới lãnh đạo với 'chuyên chính' trong tay bày ra đủ trò... b\

Bằng cách ép buộc nhân dân ký đồng ý với dự thảo Hiến Pháp do Quốc Hội soạn thảo bằng không sẽ không được chứng giấy tờ, không được xếp hộ nghèo, thậm chí còn bị tổ dân phố, bị chi bộ, bị công an, mặt trận phường xã bắt đi họp 'quán triệt' với giọng đầy đe dọa "ai đòi đa nguyên, đa Đảng là chống lại Đảng và Nhà nước..."... 

Mỗi gia đình đều được Chi bộ Đảng, tổ dân phố đến làm việc giao nhiệm vụ cho đảng viên của gia đình đó thay mặt ký thay cho cả gia đình và hàng chục người khác trong gia đình đều được tính "đồng ý" mà chẳng cần quan tâm đến ý kiến phản đối..., sau đó vội vã tập hợp lên con số 20 triệu công bố lên thách thức danh sách hàng chục ngàn người ký vào bản kiến nghị 72!!! 

Có lẽ chẳng có người dân nào không biết rõ 20 triệu người đồng ý chỉ là một sản phẩm trí trá phản ánh đúng bản chất mà nền giáo dục của Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khiến người ta nhớ đến câu chuyện Trạng Quỳnh:

 'con nghé bị bỏ đói nhiều ngày đẩy ra trường đấu thì chỉ  rúc vào 'đít' con Trâu mộng tìm vú mẹ khiến Trâu Mộng thua trận'! Vậy mà được Bộ giáo dục của Phạm Vũ Luận tung hô cổ súy "Dân Việt Nam thông minh" đến tệ!

Từ sự trí trá, chẳng hề có luật lệ gì của con nghé lại thành biểu tượng trí thông minh của người Việt Nam thì cái kết qủa 20 triệu chữ ký đồng ý với Hiến Pháp, đồng ý Đảng CS là duy nhất để đối đầu với bản kiến nghị 72 có khác nào cái trò con nghé đấu với con bò mộng! 

Con nghé bị bỏ đói, 20 triệu người dân cũng bị bỏ đói, nhưng lại còn bị khủng bố bởi nhà tù, bởi dọa dẫm biến họ thành 'người ngoài hành tinh' không giấy tờ, không công ăn việc làm...

Chừng nào Việt Nam còn giở  những cái trò 'con nghé' đối với nhân dân thì đất nước còn lầm than, còn loạn lạc, Đảng cộng sản Việt Nam còn bị nhân dân xa lánh và còn là mảnh đất màu mỡ cho Đảng X tham nhũng, độc tài, phát xít thống trị đất nước.

Trần Ái Quốc

Việt Nam và Myanmar, ai chậm hơn 
 
Vụ cháy ở Rangoon báo động về vấn đề sắc tộc Miến Điện

Kể từ khi tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện tăng tốc, trên truyền thông quốc tế và khu vực đã có nhiều so sánh chuyển biến mạnh mẽ ở nước này với Việt Nam.

Theo đánh giá đó, Việt Nam ‘tụt hậu’ vì ngày càng siết chặt báo chí và từ chối đa nguyên chính trị, trong lúc Miến Điện cho đối lập vài mươi ghế trong Quốc hội và để báo chí tư nhân xuất bản.
Nhưng những tuần gần đây, tình hình tại Miến Điện cho thấy các vấn đề nội bộ, nhất là thù hằn sắc tộc và tôn giáo, vẫn còn sâu nặng, và tạo điều kiện cho tác động từ bên ngoài.

Thảm kịch di tản của thuyền nhân Rohingya theo Hồi giáo từ bang Rakhine có bạo loạn đã khiến Tổ chức Hồi giáo Quốc tế (IMO) và nhiều nhóm nhân quyền đã lên tiếng.
Chia sẻ trách nhiệm

Dư luận Phương Tây vốn ủng hộ phe đối lập dân chủ Miến Điện cũng đặt câu hỏi về điều họ cho là thụ động của bà Aung San Suu Kyi trước xung đột sắc tộc ở Rakhine.

Cùng lúc, hòa giải giữa các nhóm sắc tộc ly khai tại bang Kachin giáp Vân Nam với chính quyền Miến Điện vẫn chưa có cơ hội hoàn tất, dù đã có Trung Quốc đóng vai trò trung gian.

Nhưng không chỉ tại các vùng xa, mà gần đây ngay tại Rangoon, đô thị lớn nhất Liên bang Myanmar cũng xảy ra một vụ hỏa hoạn làm chết nhiều trẻ em Hồi giáo.

Trước đó, hôm 22 tháng 3, chính quyền đã phải ban hành tình trạng thiết quân luật tại thị trấn Meiktila ở vùng Mandalay, nơi bạo động bùng nổ chỉ vì một vụ cãi cọ nơi cửa hàng.

Các nhóm ly khai vũ trang vẫn còn làm chủ vùng rừng núi Miến Điện

Phóng sự mới nhất trên BBC World của Jonathan Head đã nêu bật nạn thù ghét tôn giáo tại vùng này, nơi một số sư sãi Phật giáo thân chính quyền đã công khai tuyên truyền chống Hồi giáo.

Trong một diễn biến nhỏ có chiều hướng tiến bộ, sau sự can thiệp của bà Suu Kyi, chủ dự án mỏ đồng liên doanh với Trung Quốc ở Monywa, Bắc Miến Điện, đã trả lại 900 acre đất cho dân sau nhiều cuộc biểu tình.

Như thế, vì đồng ý tham chính, bà Suu Kyi cũng phải lo việc nước chung với các tướng lĩnh một cách cụ thể về an sinh quốc kế chứ không chỉ đứng một bên để phê phán.

Và dư luận cũng đang mong chờ bà nói rõ ràng hơn, nhanh chóng hơn về các vấn đề sắc tộc đầy gai góc.

Quá trình mở cửa và dân chủ hóa tại Miến Điện là bước đi mạnh dạn chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa phái tiến bộ của ông Thein Sein trong quân đội với lực lượng của bà Aung San Suu Kyi.

Tiến trình này tại Miến Điện có nhiều điểm giống thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa đảng Cộng sản của Đại tướng Wojciech Jaruzelski ở Ba Lan hồi thập niên 1980 với phe Công đoàn Đoàn kết và nhân vật được giải Nobel Hòa Bình, ông Lech Walesa.

Nhưng nếu như ở Ba Lan khi đó thỏa thuận Bàn Tròn được quốc tế ủng hộ là đủ để xoay chuyển tình hình thì tại Miến Điện ngày nay, cái bắt tay của bà Aung San Suu Kyi và ông Thein Sein, cả hai cùng nhóm sắc tộc Burman đa số, có vẻ chưa đủ.

Có thể coi dân chủ hóa ở Miến Điện là quá trình bắt đầu giữa người Miến với nhau để sau đó, bước tới thực sự thống nhất quốc gia, giải quyết các phe phái quân sự sắc tộc ly khai có hàng vạn quân vẫn làm chủ các vùng rừng núi.

Trong lúc họ chưa kịp hoàn tất hồ sơ đó thì lại nổ ra vấn đề giữa cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo, nhắc lại cuộc xung đột âm ỉ, kéo dài tương tự làm hàng nghìn người chết ở Nam Thái Lan.

Giải pháp 'chính trị đi trước' ở Miến Điện cũng chưa chắc đã nhanh chóng tạo đà cho 'kinh tế theo sau'.
Nhiều điều gần gũi

Bà Aung San Suu Kyi tham chính sau thỏa thuận chia sẻ quyền lực với các tướng lĩnh

So sánh với Việt Nam thì quả là khập khiễng.

Việt Nam đã thống nhất đất nước và vấn đề sắc tộc trong nhiều năm qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền trung ương, dù đôi khi có nảy sinh điềm nóng ở một số vùng xa.

Về kinh tế, Việt Nam cũng đã cải tổ sớm hơn nhiều so với Miến Điện và đang chuẩn bị bước lên ngưỡng thu nhập trung bình trong khi Miến Điện còn thiếu vắng gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng và vẫn là một trong số nước ‘nghèo khổ nhất châu Á’, theo đánh giá của BBC Monitoring.

Nhưng cũng vì thế, không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội nhập và tính thống nhất.

Nhưng lẽ điều mà các vị lãnh đạo Việt Nam cần làm là thúc đẩy cuộc đối thoại ‘Việt – Việt’ như giữa người Burman đa số tại Miến Điện đã làm.

Vì Việt Nam đi trước Miến Điện trong nhiều lĩnh vực nhưng các luồng khối tư duy trong chính nhóm Việt (Kinh) hóa ra vẫn chưa đồng nhất.

Chia cắt Nam Bắc hay chia rẽ Quốc Cộng đã thuộc về dĩ vãng nhưng các viễn kiến về tương lai đất nước, về câu hỏi Việt Nam muốn trở thành quốc gia như thế nào thì vẫn chưa có đồng thuận, ngay cả trong đa số người dùng tiếng Việt, trong và ngoài nước.

Cuộc tranh luận về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp này là một dịp tốt để đối thoại về các vấn đề đó.
"Không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện"

Lùi lại lịch sử một chút thì ta sẽ thấy các lo ngại phe nhóm, đảng phái hóa ra thật nhỏ bé so với cuộc hành trình xuyên nhiều thế kỷ của các dân tộc Đông Nam Á.

Trước khi người Phương Tây kéo đến thì bên ngoài Đế chế Trung Hoa, vùng Đông Nam Á là nơi các vương triều Ava, Sukhothai, Ayutthaya, Angkor, Champa và Đại Việt tranh giành ảnh hưởng.

Sau này ba nước lớn nhất còn lại là Myanmar, Thái Lan và Việt Nam về số phận tuy khác nhau nhưng cũng chia sẻ nhiều điều gần gũi trong các bước thăng trầm của thời cuộc.

Và hiện nay thì dù mức độ phát triển, nhịp điệu chính trị của mỗi nước một khác nhưng sự ganh đua ngấm ngầm vẫn còn đó, thể hiện qua bóng đá, qua kinh doanh, qua các diễn đàn vùng.

Ai đi trước về sau hay đi sau về trước trong giai đoạn vài ba năm có thể không quá quan trọng.

Điều quan trọng là hướng đi cho Việt Nam trong nhiều thập niên tới.

ASEAN khác EU nên Việt Nam có đổi tên nước là gì, chọn hiến pháp mới ra sao là chuyện hoàn toàn do người Việt quyết định với nhau, người Thái Lan, Indonesia hay Miến Điện sẽ không lên tiếng.

Nhưng chắc chắn có người trong số họ sẽ yên tâm nếu Việt Nam cứ cài số lùi và lo ngại nếu Việt Nam tiến quá nhanh trong cuộc cạnh tranh khu vực.

BBC

1 comment:

Nguyen Van An said...

Đề nghị BBT Blog Vietnamlambao nên bỏ slider vì từ khi trang blog có slider các độc giả vào trang Vietnamlambao rất chậm thậm chí chẳng muốn vào.