Các ngân hàng quốc doanh đều là ngân hàng lớn, kỳ vọng sẽ tham gia vào xử lý nợ xấu hệ thống cũng đang khó khăn trong xử lý nợ xấu chính mình nếu không có cơ chế phù hợp
Theo Báo MớiTại văn bản trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Bình nhấn mạnh, xử lý nợ xấu là một trong những nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.Cơ chế xử lý nợ xấu triển khai tùy theo từng loại nợ xấu. Nợ xấu có thể được bán cho DATC, bù đắp bằng khoản dự phòng hay xóa nợ từ ngân sách nhà nước với dư nợ cho vay theo chỉ đạo, chủ trương Chính phủ. Một phần khác cũng có thể được bán cho doanh nghiệp không phải TCTD, công ty mua bán nợ tư nhân, công ty mua bán nợ của NHTM.Cơ chế phác thảo đã có nhưng đi sâu vào thực hiện vẫn còn nhiều băn khoăn bỏ ngỏ, cơ chế nào cho mua nợ xấu tại các ngân hàng mà Nhà nước đóng vai trò chi phối.Nợ xấu hơn 45 ngàn tỷ đồng tại 5 ngân hàng quốc doanh theo công bố của chính các ngân hàng này.Theo tính toán của người viết, thống kê từ báo cáo tài chính tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối thì tổng nợ xấu ước khoảng 45.249 tỷ đồng. Trong đó tính đến quý I thì nợ xấu tại 3 ngân hàng thương mại cổ phần là BIDV, Vietinbank và Vietcombank là 9005 tỷ đồng, 5276 tỷ đồng và 5968 tỷ đồng.Còn Agribank tỷ lệ nợ xấu tại thời cuối quý II/2011 là 6% trên tổng dư nợ 428 ngàn tỷ, xấp xỉ 25 ngàn tỷ. Theo báo cáo thường niên 2011 của MHB thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến 31/12/2011 là 2,31% với dư nợ cho vay là 22.954 tỷ đồng, tương đương 530 tỷ đồng.Tổng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng là 31.523 tỷ đồng trong đó Agribank là 15.300 tỷ đồng, BIDV là 5.879 tỷ đồng, Vietinbank là 4.318 tỷ đồng ,Vietcombank là 5954 tỷ đồng và MHB vỏn vẹn 72 tỷ đồng. Như vậy nếu sử dụng nguồn dự phòng thì cũng chỉ bù đắp được 70% nợ xấu.Hơn nữa tỷ lệ trích lập cũng không đều giữa các TCTD. Nếu như dự phòng rủi ro tín dụng tại Vietcombank xấp xỉ 100% nợ xấu thì với Agribank, BIDV tỷ lệ trích lập chỉ đạt 61% và 65%. Còn tại Vietinbank là 81%. Với MHB trích lập dự phòng vỏn vẹn 72 tỷ đồng.Cơ chế nào với nợ xấu ngân hàng quốc doanhXử lý nợ xấu không chỉ ở việc bù đắp rủi ro tín dụng từ nguồn trích lập dự phòng mà còn cần xét hiệu quả quá trình xử lý.Tại các quốc gia khác, để giải quyết khủng hoảng nợ xấu do ngân hàng gây ra thường Chính phủ sẽ thực hiện quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân, thực hiện giám sát hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên tại Việt Nam do chủ sở hữu ở đây là Nhà nước nên cơ chế như vậy thiếu khả thi.Hơn nữa với 2 ngân hàng Agribank và MHB chủ yếu thực hiện cho vay theo chủ trương, chính sách của Nhà nước thì khó yêu cầu các ngân hàng này thực hiện theo cơ chế thị trường. Do vậy để xử lý nợ xấu cần có cơ chế riêng với sự hỗ trợ từ Nhà nước xóa nợ bằng ngân sách.Còn với 3 NHTMCP còn lại là VCB, BIDV, Vietinbank xử lý nợ xấu cần tuân thủ quy định cũng như cơ chế thị trường, và đây là bài toán khó trong thời điểm hiện tại khi mà nợ xấu tăng khá mạnh từ đầu năm. Ví dụ VCB là ngân hàng phân loại trích lập nợ xấu theo điều 7 quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu đã tăng từ 2,03% cuối 2011 lên 2,87% vào cuối quý I/2012.Xử lý nợ xấu bằng cách nào thì tổng nợ xấu cũng sẽ không thay đổi, vẫn tồn tại như vậy trong nền kinh tế. Việc tái cơ cấu nợ chỉ giúp phân bố lại nợ xấu từ ngân hàng yếu sang ngân hàng khỏe để đảm bảo không xảy ra đổ vỡ tại bất cứ khâu nào hệ thống.Trong đó các ngân hàng lớn của quốc doanh được kỳ vọng sẽ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc mua nợ, nhận nợ từ các ngân hàng yếu kém này cũng gặp khó khăn trong xử lý nợ của chính mình. Câu hỏi được đặt ra là nợ xấu tại ngân hàng lớn sẽ chuyển cho ai?Có ý kiến cho rằng các ngân hàng lớn sẽ tự giải quyết, và có cơ chế cho phép khi nhận nợ xấu các ngân hàng sẽ không phải trích lập dự phòng rủi ro ngay lập tức. Tuy nhiên cơ chế như vậy nếu không được kiểm soát cẩn thận sẽ dẫn tới tình trạng ngân hàng hoán đổi nợ xấu để giảm tỷ lệ nhưng bản chất nợ xấu không thay đổi, không được tái cơ cấu xử lý....Với điều kiện kinh doanh hiện tại mà vẫn yêu cầu mức lợi nhuận kinh doanh cao thì sẽ ép các ngân hàng phân loại nợ xấu theo hướng trích lập thấp để đảm bảo chỉ tiêu. Như vậy nợ xấu sẽ không giảm mà còn lớn dần theo thời gian.Thanh Hải
No comments:
Post a Comment