Quanlambao - Việc Trung Quốc luôn dùng tiền để mua các quan chức và len lỏi vào Việt Nam bằng mọi cách đã có cả một quá trình lịc sử lâu dài. Ngay chính ông cựu Tổng giám đốc VTV Lê Văn Hiến từ hàng chục năm trước cũng đã ký hợp đồng đầ mờ ám cho hai kênh của Trung Quốc phat trên hệ thống của VTV và đã nhiều lần trên các kênh này đã ngang nhiên phát chương trình dự báo thời tiết của Trung Quốc hện rõ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên bản đồ của Trung Quốc .... Việc xảy ra ở Đài Quy Nhơn ông giám đốc Chu Quang Trùng rõ ràng là nguỵ biện và đang tìm cách để che dấu tội vì tiền mà bán rẻ cả lợi ích Quốc gia. Hãy về kểm tra lại tất cả những nội dung mà hai kênh ông Trùng bán rẻ cho Trung Cộng thì sẽ thấy bản chất thực sự của vấn đề. Ông Trùng chỉ có thể lùa bịp người dân ở chỗ khác không được xem hai kênh này, song ông ta không thể lừa bịp nhân dân được. Bộ Thông Tin Truyền Thông cần phải xử lý nghiêm minh những kẻ tham nhũng đên s độ bán rẻ cả lợi ích Quốc Gia như tên Chu Quang Trùng để làm gương!
Gần đây báo chí trong nước có đưa thông tin về việc Trung Quốc ‘chiếm lĩnh’ hệ thống truyền hình cáp của thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định thuộc trung phần Việt Nam. Theo báo chí thì Công ty truyền hình cáp Quy Nhơn, đơn vị phát sóng các kênh truyền hình cáp ở thành phố này, đã tự ý phát sóng các kênh truyền hình tự sản xuất với sự hợp tác của đối tác Trung Quốc.
BBC đã liên lạc ông Chu Quang Trùng, giám đốc Công ty truyền hình cáp Quy Nhơn, để tìm hiểu về vấn đề này.
Tuy nhiên ông Trùng bác bỏ hoàn toàn việc Trung Quốc ‘chiếm lĩnh’ truyền hình cáp Quy Nhơn và cho rằng thông tin các báo đưa ra là ‘không chính xác’.
Sự thật, theo ông Trùng, phía Trung Quốc hoàn toàn không có vai trò gì trong hai kênh QCTV2 và QCTV3 mà công ty này tự sản xuất chương trình và phát sóng.
Hiện nay công ty ông Trùng hiện đang phát sóng hơn 70 kênh truyền hình qua hệ thống của Quy Nhơn. Đa phần là phát các kênh trong nước và quốc tế có sẵn.
Tuy nhiên để làm phong phú thêm cho hệ thống truyền hình cáp này, Công ty truyền hình cáp Quy Nhơn đưa vào phát sóng thử nghiệm ba kênh truyền hình mà họ tự sản xuất là QCTV1, 2 và 3. Trong đó, QCTV1 là kênh ‘xào lại’ các chương trình lấy của các kênh truyền hình khác, còn hai kênh 2 và 3 chuyên về ẩm thực, du lịch và ca nhạc.
Vai trò phía Trung Quốc
Mặc dù báo chí chỉ đích danh hai kênh QCTV2 và QCTV3 trong vụ việc Trung Quốc ‘chiếm lĩnh’ sóng cáp này, ông Trùng cho rằng như thế là ‘hiểu sai hoàn toàn vấn đề’. Ông giải thích rằng đối tác phía Trung Quốc, cụ thể là công ty Nhuận Bang, hợp tác với công ty của ông để phát sóng kinh doanh toàn bộ hệ thống truyền hình cáp chứ không phải chỉ cụ thể là hai kênh tự sản xuất đó. Bên cạnh đó, vai trò của Nhuận Bang chỉ dừng lại ở ‘hỗ trợ kỹ thuật’, còn nội dung chương trình thì ‘mắc mớ gì đến họ’, ông Trùng cho biết. “Toàn bộ pháp nhân, nội dung chương trình, kinh doanh, quản lý, nhân lực là của mình hết,” ông nói. Hiện tại, Công ty truyền hình cáp Quy Nhơn có hai kỹ thuật viên người Trung Quốc đến làm việc dài hạn trong khuôn khổ hợp đồng để vận hành máy móc và hướng dẫn kỹ thuật cho phía Việt Nam, ông Trùng cho biết.
“Hồi đầu tiên thành lập (truyền hình cáp) mình có biết gì đâu,” ông nói, “Họ không hướng dẫn thì làm sao mình biết làm.”
Ông cũng cho biết là hai người Trung Quốc này ở Việt Nam theo đúng thời hạn hợp đồng là 12 năm và phải đến năm 2017 mới về nước. Khi đó thì các nhân viên Việt Nam đã có thể làm chủ hoàn toàn kỹ thuật phát sóng truyền hình cáp.
“Họ qua theo hợp đồng, có giấy phép lao động và giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh cấp đàng hoàng,” ông nói. Khi được hỏi tại sao công ty của ông lại chọn đối tác Trung Quốc, ông Trùng trả lời rằng lúc đầu phía Nhuận Bang đến tỉnh Bình Định để tiếp thị và đặt vấn đề chứ không phải phía công ty của ông tìm đến đối tác Trung Quốc.
“Bản thân ở đây (lúc đó) cũng chưa có truyền hình cáp nên nói chung là tỉnh đồng ý cho làm,” ông nói và cho biết hai phía Việt Nam và Trung Quốc cùng kinh doanh ‘ăn chia lợi nhuận’ theo tỷ lệ góp vốn là 50/50.
Tạm dừng phát sóng
Tuy nhiên ông giải thích vấn đề chưa có giấy phép phát sóng là nguyên nhân khách quan.
“Lúc đầu xin tỉnh thì tỉnh cho phát (thử nghiệm trong 3 tháng) rồi,” ông nói. Đến khi hết hạn phát thử nghiệm thì công ty của ông lại vướng vào quyết định 20 của chính phủ yêu cầu chuyển đổi mô hình từ hành chính sự nghiệp sang doanh nghiệp. “Trong khi chúng tôi chuẩn bị xin giấy phép thì ra đời quyết định 20 nên phải làm lại thủ tục toàn bộ từ đầu đến cuối,” ông nói, giải thích vì sao hệ thống truyền hình cáp của ông vẫn chưa có giấy phép phát sóng chính thức. Ông cho biết công ty ông sẽ tiếp tục xúc tiến xin giấy phép để phát sóng hơn 70 kênh truyền hình cáp này. Về phía cơ quan chức năng tỉnh Bình Định, theo ông Trung, họ ‘chưa bao giờ có ý kiến gì’ về các kênh truyền hình cáp của công ty ông ngay cả sau khi báo chí đưa tin. “Thực ra tỉnh đã đồng ý cho tôi phát rồi. Sở Thông tin Truyền thông lại càng hiểu rõ hơn cả tôi vì từ đầu đến cuối họ hướng dẫn tôi làm chứ không phải tôi tự làm,” ông nói. Hai kỹ thuật viên Trung Quốc, ông cho biết, hiện vẫn làm việc bình thường vì hợp đồng của họ vẫn còn 5 năm nữa mới hết hạn.
Thái độ bài Hoa?
Một cán bộ giấu tên ở Sở Thông tin Truyền thông Bình Định cũng xác nhận với BBC rằng báo chí đã sơ suất khi đưa tin về vụ việc. “Hai kênh đó không phải của Trung Quốc,” vị cán bộ này nói, “Truyền hình cáp Quy Nhơn không có kênh nào của Trung Quốc.”
“Không có chuyện ‘chiếm lĩnh’ gì cả,” ông nói thêm. Ông này cũng nói rằng Hiện Sở Thông tin Truyền thông Bình Định đang làm báo cáo giải trình về vụ việc gửi lên Bộ cũng như tổng biên tập các cơ quan báo chí để yêu cầu nói lại cho rõ. Ông cho biết là hai kênh đã bị ngừng sóng này được người dân trong tỉnh ‘rất ủng hộ’.
Ông cũng phán đoán rằng có lẽ trong thời gian qua báo chí do ‘hăng máu’ với vụ người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh nên rất sốt sắng truy tìm dấu vết của người Trung Quốc ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment