Quanlambao - Các báo cáo của Chính Phủ vẫn ra rả nhai đi nhai lại nền kinh tế tăng trưởng, Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn... Tất cả chỉ nhằm mục đích để tô hồng che dấu sự lãnh đạođiều hành yếu kém của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và đặc biệt che đặy sự chi phối của các nhóm lợi ích mà thôi.
Hoạt động kinh doanh khó khăn cộng với vay nợ lớn, các doanh nghiệp vận tải biển lớn đều thua lỗ trong Q1 năm nay. Những công ty nhỏ có lãi thì cũng chỉ lãi không quá 1 tỷ đồng.
Áp lực cạnh tranh lớn
Sau thời kỳ hoàng kim, quá trình khủng hoảng của nghành vận tải biển dường như vẫn chưa xuống đáy.
Theo báo cáo thường niên của Vitranschart, năm 2011 là năm thứ ba liên tiếp thị trường vận tải biển suy giảm và trong tình trạng còn xấu hơn cả năm 2010 khi sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng trầm trọng, nhu cầu vận chuyển tăng trưởng 5% trong khi đội tàu tăng 14%.
Chỉ số BDI (Baltic Dry Index) bình quân năm 2011 chỉ đạt 1.548 điểm giảm 44%, BHSI (Baltic Handysize Index) bình quân 718 điểm giảm 36% so với 2010.
Cước vận chuyển liên tục giảm trong khi giá nhiên liệu tiêu thụ ở mức cao hơn 2010. Theo số liệu từ Vosco thì chi phí nhiên liệu chiếm đến 45% tổng chi phí của công ty này. Giá tiêu thụ nhiên liệu bình quân FO/DO tăng khoảng 30% so với năm trước.
Không doanh nghiệp nào có lợi nhuận trên 1 tỷ đồng trong Q1 năm nay.
Hầu hết các cổ phiếu ở mức giá dưới 5.000 đồng.
Gánh nặng tài chính
Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh vận tải đa số các doanh nghiệp vận tải biển trong nước đều lỗ; lợi nhuận – nếu có - thì chủ yếu là nhờ bán tàu đã khấu hao hết.
Quý 1 năm 2012, các công ty vận tải biển lớn đều công bố lỗ lớn như Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP) báo lỗ 492 tỷ đồng, Vosco (VOS) lỗ 60 tỷ, Vistranschart (VST) lỗ 21 tỷ, Vinaship (VNA) lỗ 43 tỷ....
Trong số 4 doanh nghiệp kể trên, chỉ có VSP là không phải thành viên của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Cơ cấu vay nợ ngân hàng đến cuối Q1/2012 của một số doanh nghiệp vận tải biển lớn
Doanh thu của các doanh nghiệp này đều giảm so với cùng kỳ, trong khi giá vốn vẫn cao kéo biên lợi nhuận gộp giảm mạnh, thậm chí bán hàng dưới giá vốn. Cá biệt như VSP bán hàng thấp hơn giá vốn tới 379 tỷ đồng.
Đặc điểm chung của các ông lớn vận tải biển là đi vay nợ rất lớn, chủ yếu là vay dài hạn bằng đồng USD phục vụ mua tàu. Chính vì thế mà trong những năm vừa qua, các công ty này phải đồng thời cõng 2 chi phí: lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá.
Cả 3 công ty VSP, VST và VOS đều chịu hơn 300 tỷ đồng chi phí tài chính trong năm vừa qua.
Đến cuối Q1 năm nay, số vay nợ của VOS là hơn 3250 tỷ đồng, VST hơn 2100 tỷ, VSP hơn 1800 tỷ và VNA là hơn 850 tỷ.
Chi phí tài chính trong năm 2011 và Q1/2012
(chi phí lãi vay là 1 thành phần trong chi phí tài chính)
VOS là số liệu hợp nhất, các công ty còn lại là số liệu riêng công ty mẹ
Triển vọng 2012
Tỷ giá đã khá ổn định trong hơn một năm qua, và nếu tiếp tục giữ ổn định đến cuối năm thì tình hình kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ khả quan hơn so với năm trước. Ngoài ra, lãi suất cho vay cũng đang giảm.
Bên cạnh các yếu tố cơ bản như tình hình kinh tế, lãi suất, cung cầu thị trường thì ranh rới lãi-lỗ chắc chắn sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động bán tàu.
Như mọi năm, VSP vẫn đặt ra kế hoạch năm 2012 rất lạc quan: 2.557 tỷ đồng doanh thu và 132,5 tỷ đồng LNST, dù cho riêng Q1 đã lỗ hơn 400 tỷ đồng.
Với việc lỗ 3 năm liên tiếp từ 2009-2011, VSP đã bị hủy niêm yết tại HNX từ 1/6. Cổ phiếu này đã rời sàn niêm yết tại mức giá 1.800 đồng.
VOS và VST thì xây dựng kế hoạch thận trọng, với dự kiến doanh thu giảm lần lượt là 9% và 14% so với năm 2011; còn kế hoạch lợi nhuận tương ứng là 12 tỷ và 5,26 tỷ đồng.
VNA đặt mục tiêu 890 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với năm 2011 và kế hoạch lợi nhuận là cân bằng thu chi, tức 0 đồng.
Biến động giá VSP và VOS từ khi lên sàn
(Giá đã được điều chỉnh kỹ thuật)
VSP đã bị hủy niêm yết từ 1/6.
KAL
Theo TTVN
No comments:
Post a Comment