Friday, June 29, 2012

GỞI CÁC NHÀ BÁO VIỆT NAM!

  Quanlambao - Báo Đất Việt hôm nay viết bài úp úp mở mở và kêu gọi NHNN phải kiên quyết với lợi ích nhóm! Thật thảm hại! Quyền của nhà báo ở đâu mà không xộc vào tận trong ruột điều tra xem tại sao KHÔNG có thanh khoản? Thực chất trò giảm lãi suất chỉ để nhằm một mục tiêu duy nhất giúp nhóm lợi ích giảm lãi suất!Các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ - nếu không phải quyền lợi gắn liền với các nhóm lợi ích thâu tóm thì KHÔNG một ai có thể vay được! Cứ làm cuộc điều tra trên sàn chứng khoán thì sẽ thấy ngay, ai đã vay được gần đây? Tập đoàn Masan của Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh, Hoàng Anh Gia Lai, Phạm Nhật Vượng, Bà Chủ Thái Hương, Công ty Bình An của bà Diệu Hiền sau khi đã chấp nhận giao lại  cho nhóm Nguyễn Thanh Phượng - Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh, các công ty của Nguyễn Đức Kiên, Trầm Bê.....
Tại sao không các nhà báo có lương tri không vào cuộc điều tra mà đứng đó van xin NHNN - Kẻ cầm đầu trong nhóm thâu tóm? Hay cái Ban Tuyên giáo T.Ư lại cấm cửa không cho đăng bài? Hãy gởi bài cho Quanlambao, chúng tôi sẽ đăng lên cho công luận biết! Đừng để lương tâm của các nhà báo ngày càng bị ăn mòn và gặm nhấm vì nhất nhất làm theo cái Ban Tuyên giáo để lừa bịp nhân dân!
Mời đọc bài của Đất Việt:
Lại 'nóng' thanh khoản
Dù đã tái cơ cấu thị trường liên ngân hàng, bơm nhiều tiền ra thị trường mở, tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp…, nhưng thanh khoản của hệ thống vẫn kém khiến nền kinh tế sống trong thấp thỏm.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hang (NH) sau thời gian giảm sâu lại tiếp tục được chào vay tăng lên 2 – 3%/năm, thậm chí lãi suất kỳ hạn 1 tháng đã lên tới 9%/năm, bằng với trần lãi suất huy động từ khu vực dân cư.

Bất thường

Đáng nói là trước khi trần lãi suất huy động về 9%/năm, ngày 11/6, lãi suất ghi nhận trên thị trường liên NH thấp kỷ lục, có lúc chỉ 1 - 2%/năm. Nhưng từ ngày 11/6 đến 15/6, các giao dịch qua đêm 1 tuần lại tăng lên, lãi suất liên NH cũng tăng. Cụ thể, doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng VND đạt khoảng 87.013 tỷ đồng, tương đương 74% tổng doanh số giao dịch bằng VND; doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng USD quy đổi ra VND đạt xấp xỉ 44.958 tỷ đồng, tương đương 77% tổng doanh số giao dịch bằng USD. Ngoài ra, lãi suất các kỳ hạn ngắn cũng tăng nhanh. Lãi suất giao dịch bình quân trong thời gian này tăng 1 - 1,99%; các kỳ hạn từ 1 tuần - 1 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng 3,01 - 3,62%/năm. Nối tiếp đà tăng này, ngày 25 và 26/6, lãi suất trên thị trường liên NH dâng lên 2%/năm đối với kỳ hạn qua đêm, đạt mức 7%; kỳ hạn tuần tăng 2 – 2,5%/năm, lên 7,5 - 8%/năm, còn lãi suất tháng tăng thêm khoảng 3%/năm, lên 9%/năm…

Không kiên quyết với NH yếu kém thì NHNN sẽ mãi phải loay hoay với câu chuyện thanh khoản. Ảnh: Như Ý.

Việc này theo nhận định của chính một số lãnh đạo trong giới NH là bất thường. “Trong thời điểm không tăng trưởng tín dụng được như hiện nay, NH nào không vì thiếu tiền để chi tiêu nội bộ, “bù sớt” nợ xấu… thì sẽ không chào vay cao ở thị trường liên NH”. Cũng theo vị này, nhận ra điều bất thường trên thị trường liên NH, mới đây NHNN đã tính đến việc dùng biện pháp hành chính trên thị trường liên NH để “chấn chỉnh” lãi suất ở thị trường này khi cho ra đời Thông tư 21. Theo đó, trường hợp hoạt động NH có diễn biến bất thường, NHNN sẽ quy định lãi suất cho vay liên NH để các tổ chức thực hiện.

Cần kiên quyết với quyền lợi nhóm

Nhiều chuyên gia cho rằng, không phải NHNN không nhìn ra vấn đề thanh khoản của hệ thống, mà do đang “loanh quanh” vì quyền lợi nhóm của một số NH, nên không thể giải quyết triệt để vấn đề thanh khoản. Chuyên gia Lê Thẩm Dương, ĐH NH TP HCM, cho rằng kể cả khi tăng trưởng dư nợ tín dụng bằng không thì nhiều NH hiện nay vẫn “chết vì thanh khoản”. Nhìn vào đồ thị lãi suất liên NH thời gian qua lúc xẹp xuống, lúc phồng lên bất thường, ông Dương cho rằng, nếu NHNN không cương quyết giải quyết cái gốc là tái cơ cấu các NH yếu thì sẽ phải “loay hoay tái cơ cấu thị trường liên NH”. Nguyên thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm, cũng cho biết ngay sau khi cho thỏa thuận lãi suất các kỳ hạn dài thì NH lách liền, tiếp nối theo đó là lãi suất liên NH dâng lên. Một loạt tín hiệu đều cho thấy thanh khoản hệ thống chưa bền vững. Chính vấn đề thanh khoản của hệ thống kém, nên việc bỏ trần lãi suất cũng chưa ổn trong điều kiện hiện nay.

Để giải quyết vấn đề thanh khoản, theo ông Lê Thẩm Dương, cần kiên quyết tái cơ cấu các NH yếu. “14 NH yếu là chiếm mười mấy thị phần rồi. Trước Tết, NHNN nói là sẽ tái cấu trúc 3 NH, sau Tết thêm 3 NH nữa và hứa là tháng 6 thêm 6 NH, nhưng nay vẫn thấy chưa có gì thay đổi. Nếu NH nào không tự tái cơ cấu, thì NHNN phải bắt buộc… Trong thời điểm này phải kiên quyết với NH yếu, kiên quyết tái cơ cấu mới giải quyết được khủng hoảng thanh khoản.
THEO Đất Việt

1 comment:

Anonymous said...

dao dao ten thu tuong nguyen tan dung may da den ngay tan so roi