Saturday, June 30, 2012

ĐCSVN có ý muốn giữ biển Đông và có thể giữ được biển Đông không?

QH VN vừa ban hành Luật Biển VN 2012, một lần nữa khẳng định chủ quyền của VN đối với biển Đông trên cơ sở của Công Ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc. Nhưng liệu ĐCSVN có ý muốn giữ biển Đông không? Nếu muốn giữ như theo tinh thần của Luật Biển VN 2012 thì có thể giữ được không? Còn nhớ, vào ngày 25/6/2011, Thứ trưởng NG Hồ Xuân Sơn trong chuyến đi Bắc Kinh để đàm phán về những vấn đề xảy ra vào thời điểm đó, mà nghiêm trọng nhất là vụ tàu hải giám TQ cắt cáp tàu Bình Minh của Dầu khí VN. Tuy nhiên, TQ đã không đề cập bất cứ chi tiết nào về các vấn đề trên. Ngược lại, ông Sơn còn bị đe dọa là họ sẽ thẳng tay nếu VN cứ tiếp tục không chấp hành những yêu sách của họ. Cuối cùng, trong Thông cáo chung, hai bên đã "tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị", và ứng xử theo tinh thần "những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì giải quyết song phương". Nhưng thế nào là "những hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị"? Phía Trung Quốc đã khẳng định là họ hoàn toàn đúng và Việt Nam hoàn toàn sai, thì những hành động và lời nói làm tổn hại đến tình hữu nghị, đó là việc các công dân VN liên tiếp xuống đường phản đối TQ ở HN và TP HCM, đó là những phản ứng chính thức của BNG trên trường quốc tế.
VN đã chấp hành, sẽ không còn biểu tình nữa, sẽ không không có phản ứng ngoại giao quyết liệt nữa. Vậy, có phải Việt Nam sẽ đưa vấn đề ra trước luật pháp quốc tế? Tuy không nói ra, nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã chấp nhận không kiện Trung Quốc. Ðiều này ông Hồ Xuân Sơn đã nhắc lại trong bài phỏng vấn. Một điểm đáng lưu ý khác là bản "thông tin báo chí chung" không hề nhắc tới Công Ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc như là một trong những cơ sở để giải quyết các bất đồng trong khi chính công ước này qui định những định chế trọng tài trong trường hợp có tranh chấp. Tình trạng hiện nay trên Biển Ðông có thể tóm tắt như sau: Trung Quốc liên tục xâm lấn, Việt Nam không có phương tiện tự vệ và cũng không kiện ra tòa án quốc tế. Như vậy, cái nguyên tắc được gọi là "những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì giải quyết song phương" được diễn giải theo kiểu: Tao có cướp nhà mày, có giựt vợ con mày thì cũng là chuyện riêng của tao với mày, hai bên tự giải quyết, không bên nào được xen vào, kể cả luật pháp. Nói trắng ra là luật rừng, tao mạnh hơn mày thì tao cướp của mày, thế thôi.
Nhưng ĐCSVN có muốn giữ nhà, giữ vợ con mình không? Dĩ nhiên là có. Nhưng giữ bằng cách nào? Bằng giải pháp quân sự ư? VN không thể chống trả TQ kể cả khi TQ chiếm toàn bộ TS và khai thác dầu khí tận Vũng Tàu. Vì sao? Vì ĐCSVN đã bị lệ thuộc quá sâu vào tình hữu nghị Việt - Trung, một sự đối đầu quân sự giữa hai bên dù lớn hay nhỏ cũng sẽ làm tan rã hệ thống cầm quyền của ĐCSVN. Như vậy, chỉ còn một giải pháp là kiện ra tòa án quốc tế như bao nước đã làm khi có tranh chấp. Nhưng tại sao ĐCSVN lại cố chấp vào nguyên tắc "giải quyết song phương"? Không phải họ mù quáng, bởi họ biết rằng bước ra luật pháp quốc tế mà họ không thể có bất cứ một sự hậu thuẫn nào từ các nước dân chủ trên thế giới, kể cả LHQ thì kiện làm gì. Ai lại đi ủng hộ một thằng xem thù là bạn, xem bạn là thù. Làm sao giúp được nếu anh cũng là một thằng cướp chính hiệu, mà lại trấn lột ngay chính vợ con mình. ĐCSVN không còn đường lùi. Họ phải kiện Tàu cộng ra luật pháp quốc tế và phải dân chủ hóa xã hội, trả lại nhân quyền cho nhân dân để có sự hậu thuẫn từ cộng đồng quốc tế. Đó là con đường duy nhất để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tổ quốc là của nhân dân, không của riêng đảng phái nào. Nếu chính quyền CSVN không đại diện để cùng toàn dân bảo vệ tổ quốc thì nhân dân phải làm điều đó. Và khi đó, ĐCSVN cứ tự xác định chỗ đứng trong con tim của nhân dân mình.
Tịnh văn Võ

1 comment:

Nông Văn Dền said...

Tôi không tin là Cộng sản Việt nam(Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt nam)có ý muốn giữ Hoàng sa và Trường sa mặc dù Quốc hội Việt nam vừa mới CỐ GẮNG RẶN ra cái Luật biển.